Đề kiểm tra giữa học kì 2 - Lớp 12
Đề kiểm tra giữa học kì II Ngữ văn 12 - Đề số 9 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn 12 - Đề số 10 có lời giải chi tiết Đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn 12 - Đề số 11 có lời giải chi tiết Đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn 12 - Đề số 12 có lời giải chi tiết Đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn 12 - Đề số 13 có lời giải chi tiết Đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn 12 - Đề số 14 có lời giải chi tiết Đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn 12 - Đề số 15 có lời giải chi tiết Đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn 12 - Đề số 16 có lời giải chi tiết Đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn 12 - Đề số 17 có lời giải chi tiết Đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn 12 - Đề số 18 có lời giải chi tiết Đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn 12 - Đề số 19 có lời giải chi tiết Đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn 12 - Đề số 20 có lời giải chi tiết Đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn 12 - Đề số 8 có lời giải chi tiết Đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn 12 - Đề số 7 có lời giải chi tiết Đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn 12 - Đề số 6 có lời giải chi tiết Đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn 12 - Đề số 5 có lời giải chi tiết Đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn 12 - Đề số 4 có lời giải chi tiết Đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn 12 - Đề số 3 có lời giải chi tiết Đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn 12 - Đề số 2 có lời giải chi tiết Đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn 12 - Đề số 1 có lời giải chi tiếtĐề kiểm tra giữa học kì II Ngữ văn 12 - Đề số 9 có lời giải chi tiết
Đề bài
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Cuộc đời của chúng ta đã đạt được những thành tựu gì, trở nên như thế nào, hạnh phúc hay bất hạnh, có ích hay có hại cho xã hội là do cách chúng ta lựa chọn. Kinh nghiệm cuộc đời cho tôi thấy có ba yếu tố quyết định sự lựa chọn của chúng ta: một là năng lực trí tuệ, hai là giá trị, ba là tầm nhìn. Hiển nhiên là năng lực trí tuệ có vai trò quan trọng trong sự lựa chọn. Năng lực trí tuệ ở đây là nắm bắt được những thông tin đầy đủ, phân tích những thông tin ấy và nhận thức được bản chất của những gì đang diễn ra xung quanh chúng ta… Giá trị là những gì chúng ta xem là quan trọng, thiết yếu, sống còn đối với mình, là những gì chúng ta có thể sẵn sàng đánh đổi tự do, an toàn, sự no ấm của mình để bảo vệ nó. Mỗi người có thể có những giá trị giống nhau và khác nhau. Nó là một cái thang bậc đa dạng thể hiện thứ tự ưu tiên của những gì chúng ta coi trọng. Mơ ước một cuộc sống đầy đủ không có gì là xấu, ngược lại còn là động lực của sự tiến bộ. Người ta chỉ khác nhau ở con đường đạt đến mục tiêu. Điều cần nhớ: cái gì cũng có hai mặt, mỗi sự lựa chọn đều đỏi hỏi chúng ta phải trả giá. Vì vậy, điều quan trọng là hiểu rõ hậu quả những lựa chọn của chúng ta. Tầm nhìn là khả năng nhìn ra một viễn cảnh xa xôi hơn bối cảnh thực tế mà mình đang sống. Tầm nhìn ngắn hạn là chạy theo những ngành thời thượng, là chọn nghề dựa trên những nhu cầu trước mắt. Tầm nhìn dài hạn là phân tích bối cảnh xã hội, xác định năng khiếu, đặc điểm và năng lực của bản thân, trong đó quan trọng nhất là năng lực tự học và phẩm chất cá nhân. Đó mới là giá trị cốt lõi quyết định những thành tựu mà ta có thể đạt được. Với tầm nhìn dài hạn đó, chúng ta sẽ không nản lòng với khó khăn trước mắt và kiên trì lựa chọn của mình.
(Phạm Thị Ly)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Văn bản trên được trình bày theo cách thức nào sau đây: diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp?
Câu 2: Xác định hai thao tác lập luận được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 3: Theo tác giả, bài viết có mấy yếu tố quyết định sự lựa chọn của mỗi người trong cuộc đời? Trong những yếu tố ấy, yếu tố nào mang ý nghĩa cốt lõi quyết định thành tựu mỗi người có thể đạt được?
Câu 4: Anh/chị có đồng ý với quan điểm: “Cuộc đời mỗi chúng ta đạt được những thành tựu gì, trở nên thế nào, hạnh phúc hay bất hạnh, có ích hay có hại cho xã hội là do cách chúng ta lựa chọn” không? Vì sao?
PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)
Anh/chị hãy phân tích nhân vật người “vợ nhặt” trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân.
Mẹo tìm đáp án nhanh
Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365