Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Đề số 2 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 9 có đáp án và lời giải chi tiết

Đề bài

Câu 1: Oxit là:

A. Hỗn hợp của nguyên tố oxi với một nguyên tố hóa học khác

B. Hợp chất của nguyên tố phi kim với một nguyên tố hóa học khác

C. Hợp chất của oxi với một nguyên tố hóa học khác

D. Hợp chất của các nguyên tố kim loại với một nguyên tố hóa học khác

Câu 2: Oxit axit là:

A. Những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước

B. Những oxit tác dụng với dung dịch bazo tạo thành muối và nước

C. Những oxit không tác dụng với dung dịch bazo và dung dịch axit

D. Những oxit chỉ tác dụng với muối

Câu 3: Dãy chất gồm các oxit axit là:

A. CO2, SO2, NO, P2O5

B. CO2, SO3, Na2O, NO2

C. SO2, P2O5, CO2, SO3

D. H2O, CO, NO, Al2O3

Câu 4: Khử hoàn toàn 0,58 tấn quặng sắt chứa 90% là Fe3O4 bằng khí hidro. Khối lượng sắt thu được là:

A. 0,378 tấn

B. 0,156 tấn

C. 0,126 tấn

D. 0,467 tấn

Câu 5: Cho 7,2 gam một loại oxit sắt tác dụng hoàn toàn với khí hidro cho 5,6 gam sắt. Công thức oxit sắt là:

A. FeO

B. Fe2O3

C. Fe3O4

D. FeO2

Câu 6: Oxit tác dụng với nước tạo ra dung dịch làm quỳ tím hóa xanh là:

A. CO2

B. P2O5

C. Na2O

D. MgO

Câu 7: Sản phẩm của phản ứng phân hủy canxicacbonat bởi nhiệt là:

A. CaO và CO

B. CaO và CO2

C. CaO và SO2

D. CaO và P2O5

Câu 8: Hòa tan hết 12 gam Natrioxit vào nước thu được 500ml dung dịch A. Nồng độ mol của dung dịch A là:

A. 0,8M

B. 0,6M

C. 0,4M

D. 0,2M

Câu 9: Oxit của một nguyên tố hóa trị (II) chứa 28,57% oxi về khối lượng. Nguyên tố đó là:

A. Ca

B. Mg

C. Fe

D. Cu

Câu 10: Dãy gồm các kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là:

A. Fe, Cu, Mg

B. Zn, Fe, Cu

C. Zn, Fe, Al

D. Fe, Zn, Ag

Câu 11: Chất tác dụng với dung dịch HCl tạo thành chất khí nhẹ hơn không khí là:

A. Mg

B. CaCO3

C. MgCO3

D. Na2SO3

Câu 12: CuO tác dụng với dung dịch H2SO4 tạo thành:

A. Dung dịch không màu

B. Dung dịch có màu lục nhạt

C. Dung dịch có màu xanh lam

D. Dung dịch màu vàng nâu

Câu 13: Cặp chất tác dụng với nhau tạo thành sản phẩm có chất khí:

A. Bari oxit và axit sunfuric loãng

B. Bari hidroxit và axit sunfuric loãng

C. Bari cacbonat và axit sunfuric loãng

D. Bari clorua và axit sunfuric loãng

Câu 14: Thuốc thử dùng để nhận biết 3 dung dịch: HCl, HNO3, H2SO4 đựng trong 3 lọ khác nhau đã mất nhãn. Các thuốc thử dùng để nhận biết được chúng là:

A. Dung dịch AgNO3 và giấy quì tím

B. Dung dịch BaCl2 và dung dịch AgNO3

C. Dùng quỳ tím và dung dịch NaOH

D. Dung dịch BaCl2 và dung dịch phenolphtalein

Câu 15: Kim loại X tác dụng với HCl sinh ra khí H2. Dẫn khí hidro qua oxit của kim loại Y đun nóng thì thu được kim loại Y. Hai kim loại X, Y lần lượt là:

A. Ca, Cu

B. Ag, Cu

C. Hg, Ca

D. Ag, Cu

Câu 16: Cho 21 gam MgCO3 tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch HCl 2M. Thể tích dung dịch HCl đã dùng là:

A. 2,5 lít

B. 0,25 lít

C. 3,5 lít

D. 1,5 lít

Câu 17: Khi cho 500 ml dung dịch NaOH 1M tác dụng hết với dung dịch H2SO4 2M tạo thành muối trung hòa. Thể tích dung dịch H2SO4 2M là:

A. 250 ml

B. 400 ml

C. 500 ml

D. 125 ml

Câu 18: Câu 10,5 gam hỗn hợp hai kim loại Zn, Cu vào dung dịch H2SO4 loãng dư, người ta thu được 2,24 lít khí (đktc). Thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu là:

A. 61,9% VÀ 38,1%

B. 63% và 37%

C. 61,5% và 38,5%

D. 65% và 35%

Câu 19: Dung dịch axit clohidric tác dụng với đồng (II) hidroxit thành dung dịch màu:

A. Vàng đậm

B. Đỏ

C. Xanh lam

D. Da cam

Câu 20: Khi nhỏ từ từ H2SO4 đậm đặc vào đường chứa trong cốc hiện tượng quan sát được là:

A. Sủi bọt khí, đường không tan

B. Màu trắng của đường mất dần, không sủi bọt

C. Màu đen xuất hiện và có bọt khí sinh ra

D. Màu đen xuất hiện, không có bọt khí sinh ra

Câu 21: Cho 5,6 gam sắt tác dụng với axit clohidric dư, sau phản ứng thể tích khí H2 thu được (ở đktc)

A. 1,12 lít

B. 2,24 lít

C. 11,2 lít

D. 22,4 lít

Câu 22: Cho 5,6 gam sắt tác dụng với 5,6 lít khí Cl2 (đktc). Sau phản ứng thu được một lượng muối clorua là:

A. 16,25 gam

B. 15,25 gam

C. 17,25 gam

D. 16,2 gam

Câu 23: Cho 8 gam hỗn hợp Fe, Mg tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư sinh ra 4,48 lít H2. Thành phần phần trăm về khối lượng của Fe, Mg lần lượt là:

A. 70% và 30%

B. 60% và 40%

C. 50% và 50%

D. 80% và 20%

Câu 24: Dung dịch KOH phản ứng với dãy oxit:

A. CO2, SO2, P2O5, Fe2O3

B. Fe2O3, SO2, SO3, MgO

C. P2O5, CO2, Al2O3, SO3

D. P2O5, CO2, CuO, SO3

Câu 25: Nhóm bazo vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch KOH

A. Ba(OH)2 và NaOH

B. NaOH và Cu(OH)2

C. Al(OH)3 và Zn(OH)2

D. Zn(OH)2 và Mg(OH)2

Câu 26: Có những bazo Ba(OH)2, Mg(OH)2, Cu(OH)2, Ca(OH)2. Nhóm các bazo làm quì tím hóa xanh là:

A. Ba(OH)2, Cu(OH)2

B. Ba(OH)2, Ca(OH)2

C. Mg(OH)2, Ca(OH)2

D. Mg(OH)2, Ba(OH)2

Câu 27: Để điều chế dung dịch KOH, người ta cho:

A. K2CO3 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2

B. K2SO4 tác dụng với dung dịch NaOH

C. K2SO3 tác dụng với dung dịch CaCl2

D. K2CO3 tác dụng với dung dịch NaNO3

Câu 28: Dùng 400 ml dung dịch Ba(OH)2 1M hấp thụ hoàn toàn V lít SO2 (đktc). Sau phản ứng thu được muối BaSO3 không tan. Gía trị bằng số của V là:

A. 0,896 lít

B. 0,448 lít

C. 8,96 lít

D. 4,48 lít

Câu 29: Nhiệt phân hoàn toàn 19,6 gam Cu(OH)2 thu được một chất rắn màu đen, dùng khí H2 dư khử chất rắn màu đen đó thu được một chất rắn màu đỏ có khối lượng là:

A. 6,4 gam

B. 9,6 gam

C. 12,8 gam

D. 16 gam

Câu 30: Thuốc thử để nhận biết dung dịch Ca(OH)2 là:

A. Na2CO3

B. KCl

C. NaOH

D. NaNO3

Câu 31: Hiện tượng quan sát được khi cho một ít Na vào nước là:

A. Mẩu Na vo tròn chạy quanh trên bề mặt dung dịch và tan dần

B. Dung dịch có màu xanh

C. Mẩu Na chìm trong dung dịch

D. Không có khí thoát ra

Câu 32: Để nhận biết các dung dịch: BaCl2, KNO3, Na2SO4, FeSO4 đựng trong các bình riêng rẽ, người ta có thể dùng

A. Dung dịch NaCl

B. Dung dịch NaOH

C. Qùy tím

D. Sn

Câu 33: Phản ứng của Cu với dung dịch AgNO3 tạo ra Ag và Cu(NO3)2 được gọi là phản ứng:

A. cộng

B. hóa hợp

C. thay thế

D. trao đổi

Câu 34: Để phân biệt 3 chất bột màu trắng: CaCO3, nhôm và NaCl người ta có thể chỉ sử dung:

A. Nước và dung dịch NaOH

B. Dung dịch HCl

C. Dung dịch phenolphtalein

D. Dung dịch Na2SO4

Câu 35: Khi thêm từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch H2SO4 loãng có mặt giấy đo độ pH người ta nhận xét trị số pH như sau:

A. Tăng

B. Gỉam

C. Không đổi

D. Giảm đến một trị số nào đó rồi tăng

Câu 36: Trộn V1 ml dung dịch NaOH 1,2M với V2 dung dịch NaOH 1,6M. Để tạo ra dung dịch NaOH 1,5M thì tỉ lệ V1 : V2 sẽ là:

A. 1 : 1

B. 1 : 2

C. 1 : 3

D. 2 : 1

Câu 37: Câu 12 gam Mg tan hết trong 600 ml dung dịch H2SO4 1M. Sau khi kết thúc phản ứng thì

A. Mg còn

B. H2SO4 còn

C. H2SO4 còn 0,1 mol

D. Mg còn 0,1 mol

Câu 38: Đốt cháy 1 mol sắt trong oxi được 1 mol sắt oxit. Oxit sắt tạo thành là:

A. FeO

B. Fe2O3

C. Fe3O4

D. Không xác định được

Câu 39: Đốt cháy nhôm trong bình khí clo, sau phản ứng thấy khối lượng chất rắn trong bình tăng thêm 4,26 gam. Khối lượng Al đã tham gia phản ứng là:

A. 1,08 gam

B. 5,34 gam

C. 6,42  gam

D. 5,4 gam

Câu 40: Hòa tan hoàn toàn 7,8 gam Al, Mg vào bình đựng dung dịch HCl khối lượng dung dịch chỉ tăng 7 gam. Khối lượng của nhôm là:

A. 5,8 gam

B. 2,4 gam

C. 2,7 gam

D. 5,4 gam


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Đông máu: Khái niệm, nguyên nhân và cơ chế. Yếu tố đóng vai trò trong quá trình đông máu: tiểu cầu, tiểu cầu đỏ, tiểu cầu trắng, tiểu cầu bạch huyết và hệ thống kháng thể. Giai đoạn của quá trình đông máu: cắt đứt mạch, tang độc tố và phục hồi. Các bệnh liên quan đến đông máu: thiếu máu, đông máu trong mạch máu não, huyết khối và ung thư máu.

Khái niệm về mất máu và các nguyên nhân gây ra mất máu. Mất máu ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể con người. Người bị mất máu có thể mệt mỏi, hoa mắt, buồn nôn và nguy hiểm đến tính mạng. Để điều trị mất máu, cần phát hiện và điều trị kịp thời. Nguyên nhân gây ra mất máu bao gồm chấn thương, bệnh lý, phẫu thuật và tác động từ dược phẩm và chất cấm. Các biện pháp phòng ngừa và điều trị mất máu bao gồm tuân thủ quy tắc an toàn, sử dụng công cụ sắc bén và áp dụng áp lực và băng gạc để điều trị tại chỗ. Vận chuyển nạn nhân đến bệnh viện cũng là một biện pháp quan trọng trong trường hợp mất máu nghiêm trọng.

Khái niệm về lưu thông máu, vai trò và định nghĩa trong cơ thể. Hệ thống tim mạch, cấu trúc và chức năng của các bộ phận. Chức năng của máu trong cơ thể, vận chuyển, bảo vệ và điều hòa nhiệt độ. Các bệnh liên quan đến lưu thông máu, bao gồm bệnh tim mạch, động mạch vành và tắc động mạch.

Cấu tạo và chức năng của tế bào, cơ quan tiêu hóa, hệ thống tuần hoàn và hệ thống thần kinh

Khái niệm về hệ thống mạch máu

Khái niệm về quá trình trao đổi chất

Khái niệm vận chuyển chất dinh dưỡng

Khái niệm tạo năng lượng và vai trò của nó trong đời sống và công nghiệp. Sử dụng nguồn tài nguyên tự nhiên và nhiên liệu hóa thạch để tạo năng lượng. Phát triển công nghệ tạo năng lượng sạch để giảm tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội. Các nguồn năng lượng tự nhiên và nhân tạo bao gồm năng lượng mặt trời, gió, nước, than đá, dầu khí và hạt nhân. Các phương pháp tạo năng lượng bao gồm đốt cháy, hạt nhân, điện gió, điện mặt trời và thủy điện. Ứng dụng của năng lượng trong sản xuất điện, vận chuyển, sản xuất và chế biến hàng hóa, nghiên cứu khoa học và y học.

Khái niệm về đào thải chất thải

Khái niệm về động mạch bị tắc nghẽn, nguyên nhân và cơ chế gây ra tình trạng này. Động mạch bị tắc nghẽn là tình trạng khi các động mạch bị tắc, làm giảm hoặc ngăn chặn luồng máu thông qua chúng. Nguyên nhân có thể là do tích tụ mỡ, bánh mỡ, tăng áp lực hoặc tắc nghẽn do đá. Tình trạng này thường xảy ra ở các động mạch lớn như động mạch tim, động mạch não và động mạch chân.

Xem thêm...
×