Nghị luận xã hội
Văn chứng minh câu nói Học, học nữa, học mãi
Chứng minh câu nói Học, học nữa, học mãi Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” Thái độ của người yêu nước Việt Nam trước cái chết Làm cho tiếng nói trong sáng, giàu và phát triển Thiên nhiên là người bạn tốt của con người. Con người cần yêu mến và bảo vệ thiên nhiên. Em hãy chứng minh điều đó. Em hiểu gì về câu tục ngữ Trung Hoa: “Nhàn cư vi bất thiện ”? Tục ngữ có câu: “Có công mài sắt, có ngày nên kim. ” Em hãy chứng minh lời dạy trên Rừng mang lại nhiều lợi cho con người. Con người phải bảo vệ rừng. Em hãy chứng minh Nói về tác dụng của lao động sáng tạo, nhà thơ Hoàng Trung Thông có viết: Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm (.Bài ca vỡ đất - Hoàng Trung Thông) Bằng thực tế trong cuộc sống lao động xây dựng đất nước, em hãy làm sáng tỏ ý thơ Nhân dân ta có câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng". Nhưng có bạn lại bảo: Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng. Em hãy viết bài văn chứng minh thuyết phục bạn ấy theo ý kiến của em “Một quyển sách tốt là một người bạn hiền ” (La Rochefoucault). Em hãy giải thích và chứng minh ý kiến trên Đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường. Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên Hãy viết đoạn văn ngắn giải thích câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn ” Giải thích câu tục ngữ: “Chị ngã em nâng” Đoàn kết là một truyền thống tổt đẹp của dân tộc ta. Em hãy chứng minh vấn đề đó qua việc tìm hiểu ý nghĩa câu ca dao: “Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. ” Nói về giá trị của sách, nhà văn Mácxim Goócki viết: “Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới. Em hãy giải thích lời nhận định trên. Hồ Chủ tịch có dạy: “Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy “. Em hiểu lời dạy trên như thế nào? Bàn về mối quan hệ giữa môi trường sống và việc hình thành nhân cách con người, ông bà ta có nhận định qua câu tục ngữ. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. Em hãy giải thích ý nghĩa câu tục ngữ trên. Tục ngữ có câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Em hiểu thế nào về câu tục ngữ trên? Nhân dân ta thường khuyên bảo nhau: "Ai ơi giữ chí cho bền - Dù ai xoay hướng đối nền mặc ai ” Hãy giải thích ý nghĩa câu ca dao trên Giải thích câu tục ngữ:” Lá lành đùm lá rách” Bình luận câu tục ngữ: Lá lành đùm lá rách Suy nghĩ về câu tục ngữ: Lá lành đùm lá rách (bài 2). Chứng minh câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Chứng minh bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta Hãy bình luận câu tục ngữ: Lá lành đùm lá rách. Nghị luận xã hội ‘Rừng vàng biển bạc’ Nghị luận xã hội ‘Lá lành đùm lá rách’ Nghị luận về câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” Giải thích câu “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người” Giải thích ý nghĩa bài ca dao “Công cha như núi Thái Sơn…” Giải thích câu tục ngữ: Ăn Quả Nhớ Kẻ Trồng Cây Chứng minh câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim Chứng minh câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công Giải thích câu tục ngữ: “Thất bại là mẹ thành công” Giải thích câu tục ngữ “Học, học nữa, học mãi” của Lê-nin Nghị luận câu tục ngữ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” Giải thích câu tục ngữ Có chí thì nên Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ ”Thất bại là mẹ thành công” Bạn em chưa hào hứng tham gia kỳ thi “Văn hay chữ tốt” do nhà trường phát động. Hãy tâm sự với bạn về ý nghĩa kỳ thi này để bạn em tích cực tham gia Viết một thư cho một bạn ở nước ngoài để làm quen và tỏ bày tình cảm của mình Nghị luận xã hội ‘Đi một ngày đàng, học một sàng khôn’ Giải thích câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim Giải thích câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công_bai 1 Chứng minh câu tục ngữ thời gian là vàng bạc Em hiểu như thế nào về câu tục ngữ: Tiên học lễ, hậu học văn. Bình luận câu tục ngữ: Uống nước nhớ nguồn. Ông cha ta trước kia từng dạy: Không thầy đố mày làm nên. Em hiểu lời dạy trên như thế nào? Cảm nhận về bài ca dao: Con cò mà đi ăn đêm Bình luận câu tục ngữ : Có chí thì nên. Phân tích bài ca dao sau: Anh em như thể tay chân - Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần. Phân tích câu tục ngữ: Lá lành đùm lá rách. Phân tích câu tục ngữ: Đói cho sạch rách cho thơm. Hãy trình bày ý kiến về câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim. Em hiểu câu nói : Lửa thử vàng, gian nan thử sức. Yêu Bác lòng ta trong sáng hơn. Cổng trường vẫn rộng mở. Số phận hai đứa trẻ. Cảm nghĩ về bản sắc văn hóa Việt Nam Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê-nin: Học, học nữa, học mãi. Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công Viết bài văn: Ông cha ta trước kia từng dạy: “Không thầy đố mày làm nên “. Em hiểu lời dạy trên như thế nào?Văn chứng minh câu nói Học, học nữa, học mãi
Học hỏi là 1 việc rất quan trọng đối với nhân dân ta, đối với cả nhân loại từ ngàn xưa cho đến nay. Nó giúp con người mở mang kiến thức,nó giúp cho đất nước văn minh, tiến bộ. nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tuy phải bận trăm công nghìn việc, nhưng lê-nin vẫn khuyên cán bộ và tự đặt cho mình nhiệm vụ: “học! học nữa! học mãi!”.
Học hỏi là một việc rất quan trọng đối với nhân dân ta, đối với cả nhân loại từ ngàn xưa cho đến nay. Nó giúp con người mở mang kiến thức,nó giúp cho đất nước văn minh, tiến bộ. nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tuy phải bận trăm công nghìn việc, nhưng lê-nin vẫn khuyên cán bộ và tự đặt cho mình nhiệm vụ: “học! học nữa! học mãi!”.
Học là việc học sinh tiếp thu kiến thức của nhân loại dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo…khi học chúng ta phải tìm tòi, suy nghĩ thêm để hiểu rõ và mở rộng các kiến thức đã thu thập được, như thế lời dạy của Lê-nin có ý nghĩa là khuyên chúng ta phải luôn học hỏi không ngừng, học hỏi suốt đời chẳng những trong nhà trường và cả ngoài xã hội.
Đó là một chân lí, một sự thật hiển nhiên, rõ ràng từ trước đến nay bởi vì kiến thức của nhân loại bao la mênh mông như biển cả còn sự hiểu biết của mỗi người trong chúng ta chỉ như giọt nước. Hơn thế nữa, mỗi một giây phút trôi qua thì hành tinh của chúng ta lại có một phát minh mới ra đời, vì thế không bao giờ chúng ta học được hết những kiến thức đó và cũng vì thế mà chúng ta phải luôn luôn học tập không ngừng, làm sao chúng ta có thể quên được tấm gương của nhà bác học Lê Quý Đôn của đất nước VN hoặc các bác học Newtơn, Ampere… trên thế giới đã suốt đời học hỏi và cống hiến nhiều kiến thức quý báo cho nhân loại. Ngoài ra, lời nhận định này cũng đúng vì nó có giá trị về mặt giáo dục con người mới, giáo dục lý tưởng sống cao quý. Cho nên chúng ta không lạ gì khi thấy các danh nhân trên thế giới cũng từng có những suy nghĩ tương tự như câu nói nổi tiếng của Darwin:
“nhà bác học không có nghĩa là ngừng học” hoặc “đường đời là chiếc thang không nấc chót, việc học là quyển sách không trang cuối cùng.” (Kalinin). Hoặc câu của bác Hồ : “học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời”.
Chính câu nói của các nhà bác học càng làm tăng thêm giá trị chân lí của lời nhận định của Lê-nin
Nhưng thật đáng tiếc là có những người làm ngược lại với lời dạy bảo quý giá này. Thật đáng tiếc là trong nhà trường có những học sinh lười biếng, không cố gắng chăm lo học tập, kiền thức nông cạn, dở dang. Cũng như thế trong XH còn có những kẻ tự kiêu, tự mãn khi đã đạt được bằng cấp mà không chịu tiếp tục học hỏi và đương nhiên những kẻ đó đáng bị chê trách vì đã không nghe theo lời khuyên bảo tốt đẹp này.
Do đó, học hỏi suốt đời là một việc phải làm và cần làm. Ý nghĩa trọn vẹn, sâu xa của câu nói cũng là muốn chúng ta thực hiện được điều đó. Nhưng làm như thế vẫn chưa đủ để việc học hỏi đạt kết quả thật tốt, chúng ta phải xác định rõ động cơ học tập là vì Tổ quốc, vì nhân dân, học để trở thành người lao động mới có khả năng trình độ để phục vụ đất nước, sẵn sàng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bên cạnh mục đích học tập,chúng ta còn phải có tinh thần thái độ học tập đúng đắn, học đi đôi với hành, học ở nhà trường, học ngoài XH..
Nếu đạt được những điều kiện trên thì việc học hỏi sẽ mang lại 1 tác dụng, 1 kết quả thật to lớn là kiến thức của mỗi người trong chúng ta sẽ được liên tục nâng cao, từ đó sẽ giúp cho đất nước ngày càng văn minh tiến bộ. Đặc biệt là đối với đất nước chúng ta ngày nay,nhiệm vụ học tập càng trở nên vô cùng cấp thiết, trở thành nghĩa vụ của mỗi người công dân vì đất nước ta, sau gần một trăm năm đô hộ của thực dân pháp, sau hơn hai mươi năm chiến đấu chống đế quốc mỹ, đa số nhân dân ta không có thời giờ và phương tiện để học tập nên muốn nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh, ổn định đời sống nhân dân, khôi phục và phát triển kinh tế, tiến tới xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ và phồn vinh, ta cần phải cố gắng học tập gấp năm mười lần trước đây thì mới mong có một đội ngủ cán bộ quản lí, khoa học kĩ thuật đông đảo, công nhân lành nghề, nông dân có trình độ cao để tiếp thu kỹ thuật mới tăng nâng suất lao động.
Rõ ràng nhận định của Lê-nin đúng là một sự thật hiển nhiên trong cuộc sống, là một chân lí của thời đại. Đồng thời, câu nói trên cũng bộc lộ tấm lòng, ước muốn thiết tha của Lê-nin.
baitap365.com
Mẹo tìm đáp án nhanh
Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365