Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Công Hồng
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Nghị luận xã hội


Hãy bình luận câu tục ngữ: Lá lành đùm lá rách.

Chứng minh bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta Chứng minh câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Suy nghĩ về câu tục ngữ: Lá lành đùm lá rách (bài 2). Bình luận câu tục ngữ: Lá lành đùm lá rách Văn chứng minh câu nói Học, học nữa, học mãi Chứng minh câu nói Học, học nữa, học mãi Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” Thái độ của người yêu nước Việt Nam trước cái chết Làm cho tiếng nói trong sáng, giàu và phát triển Thiên nhiên là người bạn tốt của con người. Con người cần yêu mến và bảo vệ thiên nhiên. Em hãy chứng minh điều đó. Em hiểu gì về câu tục ngữ Trung Hoa: “Nhàn cư vi bất thiện ”? Tục ngữ có câu: “Có công mài sắt, có ngày nên kim. ” Em hãy chứng minh lời dạy trên Rừng mang lại nhiều lợi cho con người. Con người phải bảo vệ rừng. Em hãy chứng minh Nói về tác dụng của lao động sáng tạo, nhà thơ Hoàng Trung Thông có viết: Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm (.Bài ca vỡ đất - Hoàng Trung Thông) Bằng thực tế trong cuộc sống lao động xây dựng đất nước, em hãy làm sáng tỏ ý thơ Nhân dân ta có câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng". Nhưng có bạn lại bảo: Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng. Em hãy viết bài văn chứng minh thuyết phục bạn ấy theo ý kiến của em “Một quyển sách tốt là một người bạn hiền ” (La Rochefoucault). Em hãy giải thích và chứng minh ý kiến trên Đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường. Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên Hãy viết đoạn văn ngắn giải thích câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn ” Giải thích câu tục ngữ: “Chị ngã em nâng” Đoàn kết là một truyền thống tổt đẹp của dân tộc ta. Em hãy chứng minh vấn đề đó qua việc tìm hiểu ý nghĩa câu ca dao: “Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. ” Nói về giá trị của sách, nhà văn Mácxim Goócki viết: “Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới. Em hãy giải thích lời nhận định trên. Hồ Chủ tịch có dạy: “Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy “. Em hiểu lời dạy trên như thế nào? Bàn về mối quan hệ giữa môi trường sống và việc hình thành nhân cách con người, ông bà ta có nhận định qua câu tục ngữ. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. Em hãy giải thích ý nghĩa câu tục ngữ trên. Tục ngữ có câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Em hiểu thế nào về câu tục ngữ trên? Nhân dân ta thường khuyên bảo nhau: "Ai ơi giữ chí cho bền - Dù ai xoay hướng đối nền mặc ai ” Hãy giải thích ý nghĩa câu ca dao trên Giải thích câu tục ngữ:” Lá lành đùm lá rách” Nghị luận xã hội ‘Rừng vàng biển bạc’ Nghị luận xã hội ‘Lá lành đùm lá rách’ Nghị luận về câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” Giải thích câu “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người” Giải thích ý nghĩa bài ca dao “Công cha như núi Thái Sơn…” Giải thích câu tục ngữ: Ăn Quả Nhớ Kẻ Trồng Cây Chứng minh câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim Chứng minh câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công Giải thích câu tục ngữ: “Thất bại là mẹ thành công” Giải thích câu tục ngữ “Học, học nữa, học mãi” của Lê-nin Nghị luận câu tục ngữ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” Giải thích câu tục ngữ Có chí thì nên Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ ”Thất bại là mẹ thành công” Bạn em chưa hào hứng tham gia kỳ thi “Văn hay chữ tốt” do nhà trường phát động. Hãy tâm sự với bạn về ý nghĩa kỳ thi này để bạn em tích cực tham gia Viết một thư cho một bạn ở nước ngoài để làm quen và tỏ bày tình cảm của mình Nghị luận xã hội ‘Đi một ngày đàng, học một sàng khôn’ Giải thích câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim Giải thích câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công_bai 1 Chứng minh câu tục ngữ thời gian là vàng bạc Em hiểu như thế nào về câu tục ngữ: Tiên học lễ, hậu học văn. Bình luận câu tục ngữ: Uống nước nhớ nguồn. Ông cha ta trước kia từng dạy: Không thầy đố mày làm nên. Em hiểu lời dạy trên như thế nào? Cảm nhận về bài ca dao: Con cò mà đi ăn đêm Bình luận câu tục ngữ : Có chí thì nên. Phân tích bài ca dao sau: Anh em như thể tay chân - Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần. Phân tích câu tục ngữ: Lá lành đùm lá rách. Phân tích câu tục ngữ: Đói cho sạch rách cho thơm. Hãy trình bày ý kiến về câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim. Em hiểu câu nói : Lửa thử vàng, gian nan thử sức. Yêu Bác lòng ta trong sáng hơn. Cổng trường vẫn rộng mở. Số phận hai đứa trẻ. Cảm nghĩ về bản sắc văn hóa Việt Nam Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê-nin: Học, học nữa, học mãi. Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công Viết bài văn: Ông cha ta trước kia từng dạy: “Không thầy đố mày làm nên “. Em hiểu lời dạy trên như thế nào?

Hãy bình luận câu tục ngữ: Lá lành đùm lá rách.

Câu tục ngữ nêu lên một triết lý sống đẹp: người với người là bạn nên ai cũng phải biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. Con người chỉ đẹp khi sống giàu tình thương. Xã hội không chỉ đẹp vì sự giàu sang vật chất mà còn vì văn minh, nhân ái.

       Lao động tình thương, lẽ phải là vẻ đẹp tính cách của con người Việt Nam. Đặc biệt, tình thương là biểu hiện cao quý của đạo lí dân tộc. Kho làng văn học dân gian có nhiều bài ca dao, tục ngữ tuyệt hay nói về tình thương người. Một trong những câu tục ngữ được cha ông nhắc nhở con cháu là câu: "Lá lành đùm lá rách.” Chúng ta cần tìm hiểu câu tục ngữ trên thế nào cho đúng?

      “Lá lành, lá rách” là hai trạng thái sống tương phản của cỏ cây trong thiên nhiên. “Đùm” nghĩa là đùm bọc, bao bọc, che chở, bảo vệ. “Lá lành đùm lá rách”: Lá lành" đùm bọc, bao bọc. che chở, bảo vệ cho “lá rách" để cùng tồn lại trong một cơ thể sống của cây cỏ nước nắng gió, thời gian. “Lá rách” có được "lá lành" đùm bọc, chở che thì đất trời mới có màu xanh, mới có sự sinh sôi nảy nở của thực vật. Hình ảnh bình dị, dân dã mà xúc động lòng người: sự đùm bọc của những người bình dân.
      Nhân dân ta mượn cây cỏ làm ẩn dụ nói lên mối quan hệ giữa con người với con người. “Lá lành” - biểu tượng nói về những con người có cuộc đời ấm no, hạnh phúc, vui tươi, khoẻ mạnh. “Lá rách”- biểu tượng chỉ những con người bất hạnh, đói rét, ốm đau. họan nạn... Lấy biểu tượng “Lá lành đùm lá rách”, nhân dân ta nhắc nhắc nhở mọi người biết thương yêu, đùm bọc đồng loại, biết tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau, vượt qua họan nạn khó khăn, cùng nhau xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc lâu dài.
      Có thể nói, câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” nêu lên bài học đạo lí về tình thương nhằm giáo dục mọi người.
      Câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách” biểu dương cho mối quan hệ tốt đẹp, gắn bó trong nhân gian ta từ bao đời nay. Cùng sinh sống trong một vùng quê, một đường phố, học chung một mái trường, với tình làng nghĩa xóm, lúc tắt lửa tối đen có nhau, ngọt bùi đắng cay cùng chia sẻ. Vì tình người và nghĩa đồng bào mà mọi người đều biết yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau, biết sống đẹp “Lá lành đùm lá rách”.
      Cuộc sống đầy rẫy khó khăn. Khi gặp thiên tai, dịch, họa, lúc hoạn nạn... mọi người biết dựa vào nhau trên tình thương yêu. Nhờ thế mà cuộc sống đẹp đẽ hơn, đầy màu sắc ý vị hơn. Nào ai sống biệt lập, sống cô đơn, ích kỉ mà được hạnh phúc thật sự bao giờ?
      Mọi người đùm bọc, che chở, thương yêu nhau... sẽ cho ta thêm sức mạnh, sống nhân đạo hơn, xã hội ngày một văn minh, tốt đẹp hơn. Mọi người trong cộng đồng phải biết tương thân tương ái để mưu cầu hạnh phúc và làm sáng đẹp đạo lí của dân tộc 'Thương người như thể thương thân”. Bài học mà câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách " luôn luôn mới mẻ với mọi người. Nó nhắc ta biết hướng thiện và làm việc thiện. 

      Tính nhân ái là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta được hun đúc qua hơn bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước tình thương là thước đo phẩm chất, nhân cách của mỗi thành viên trong gia đình, ngoài xã hội.
Tình thương phải thể hiện được bằng việc làm cụ thể: săn sóc người già yếu. bệnh tật, an ủi người đau thương, giúp đỡ trẻ mồ côi, chi viện cho đồng bào bị thiên tai, dịch bệnh. Một miếng khi đói bằng một gói khi no; một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ; chị ngã em nâng... lá lành đùm lá rách là như vậy. “Gia huấn ca " tương truyền là của Nguyễn Trãi có những vần thơ đầy tình người:

"Tiếng rằng ngày đói, tháng đông, 

Thương người bớt miệng, bớt lòng mà cho.
Miếng khi đói, gói khi no,
Của tuy tơ tóc, nghĩa so nghìn trùng "...

       Mấy chục năm chiến tranh, bão lụt cơ hàn triền miên... thế mà nhân dân ta vẫn vượt qua để đi tới. Phong trào giúp đỡ miền Trung bị bão lụt, quỹ giúp đỡ học sinh nghèo, trẻ mồ côi, phong trào xoá đói giảm nghèo... do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động đã được đông đảo nhân dân ta hưởng ứng nhiệt liệt. Một ngày công, một quyển vở, một chiếc áo... gửi tặng nói lên tấm lòng thơm thảo nghĩa tình, làm cho tình yêu thương đoàn kết dân tộc thêm keo sơn, gắn bó.
      Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã viết:

"Đứa ăn mày cũng trời sinh,
Bệnh còn cứu đặng, thuốc đành cho không ''.

      Tình thương người được nhân lên dưới ánh sáng cách mạng:

“Thương nhau chia củ sắn lùi,
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng".

      Đó không chỉ là câu thơ đẹp mà còn là tấm lòng đẹp, tình nhân ái, nghĩa đồng bào, đồng chí và là biểu hiện sâu sắc nhất: "Lá lành đùm lá rách".
      Câu tục ngữ đã nêu lên một triết lí sống đẹp: người với người là bạn nên ai cũng phải biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. Con người chi dẹp khi sống giàu tình thương. Xã hội không chỉ đẹp vì sự giàu sang vật chất mà còn vì văn minh, nhân ái. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta phấn đấu vì một mục tiêu cao cả: dân giàu nước mạnh. Đến với một ngày mai tốt đẹp ấy, mọi người Việt Nam càng cần yêu thương, giúp đỡ nhau hơn. Đời đã đẹp và tình người càng thêm đẹp.

baitap365.com


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Khái niệm về phép toán, vai trò và các loại phép toán cơ bản. Tính chất của phép toán và các phép toán nâng cao. Ứng dụng của phép toán trong đời sống và công nghiệp.

Khái niệm về tổng, định nghĩa và cách tính tổng của một dãy số. Tính chất giao hoán, kết hợp và phân phối của tổng. Công thức tính tổng số học, hình học và trung bình. Ứng dụng của tổng trong xác suất, thống kê và khoa học máy tính.

Khái niệm về thương, các loại hình thương mại, quá trình mua bán và pháp luật và đạo đức trong thương mại

Khái niệm về phần dư và cách tính phần dư trong toán học. Phép chia lấy phần dư và ví dụ minh họa. Sử dụng phần dư trong toán học, bao gồm kiểm tra tính chẵn lẻ, kiểm tra số nguyên tố và chu kỳ của số. Sử dụng phần dư trong lập trình và các trường hợp ứng dụng phổ biến.

Khái niệm về so sánh

Khái niệm về bằng nhau: Định nghĩa và cách sử dụng trong toán học. Phép so sánh bằng nhau: Ký hiệu và ví dụ minh họa. Các tính chất của phép bằng nhau: Bảo đảm, đối xứng và phản xứng. Ứng dụng của phép bằng nhau: Trọng lượng và phân bố tiền.

Khái niệm về sự khác nhau và vai trò của nó trong cuộc sống

Khái niệm về lớn hơn và phép so sánh lớn hơn trong toán học, cách sử dụng và ví dụ minh họa

Khái niệm về 'nhỏ hơn': Định nghĩa và ứng dụng của đối tượng nhỏ hơn trong đời sống, khoa học và công nghệ, bao gồm so sánh kích thước và các tính chất của chúng.

Khái niệm lớn hơn hoặc bằng và cách sử dụng

Xem thêm...
×