Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Bọ Hung Hồng
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Bài 15. Cảm ứng ở thực vật trang 49, 50, 51 SBT Sinh học 11 Chân trời sáng tạo

Cảm ứng ở thực vật là gì?

Cuộn nhanh đến câu

15.1

Cảm ứng ở thực vật là gì?

A. Là khả năng chịu đựng những tác động từ môi trường xung quanh của cơ thể sinh vật.

B. Là sự thu nhận các kích thích từ môi trường của cơ thể sinh vật.

C. Là sự trả lời của cơ thể sinh vật đối với kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.

D. Là sự thu nhận và trả lời đối với các kích thích từ môi trường của các cơ quan trên cơ thể thực vật.


15.2

Trong quá trình cảm ứng ở thực vật, thông tin được truyền từ bộ phận tiếp nhận đến bộ phận xử lí dưới dạng

A. các phản ứng hoá học.

B. các dòng electron hoặc các chất hoá học.

C. các dòng dịch nội bào chứa các chất hoá học.

D. các ion khuếch tán qua màng sinh chất.


15.3

Hướng sáng là

A. sự vận động của thân (cành) cây hướng về phía có ánh sáng.

B. sự vận động của thân cây tránh xa nguồn ánh sáng.

C. sự vận động của cơ thể thực vật theo hướng ngược chiều ánh sáng chiếu.

D. sự vận động của rễ hướng về nguồn ánh sáng.


15.4

Thế nào là hướng trọng lực?

A. Rễ sinh trưởng hướng đến nguồn nước, các chất dinh dưỡng có trong môi trường đất.

B. Thân cây sinh trưởng theo hướng cùng chiều với sự tác động của trọng lực.

C. Rễ sinh trưởng theo chiều trọng lực còn thân sinh trưởng theo hướng ngược chiều trọng lực.

D. Rễ sinh trưởng tránh xa nguồn chất độc hại có trong môi trường đất.


15.5

Hướng tiếp xúc là gì?

A. Hướng tiếp xúc là phản ứng sinh trưởng của cây đối với sự tiếp xúc.

B. Hướng tiếp xúc là sự sinh trưởng của rễ để tăng diện tích tiếp xúc với đất.

C. Hướng tiếp xúc là sự sinh trưởng của thân để tránh tiếp xúc với đất.

D. Hướng tiếp xúc là sự vận động của thân (cành) để lá tăng diện tích tiếp xúc với ánh sáng.


15.6

Bộ phận nào sau đây của cây có khả năng vận động cảm ứng?

A. Thân.

B. Rễ.

C. Cành.

D. Lá.


15.7

Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về vận động cảm ứng?

(1) Vận động cảm ứng được chia thành hai loại là ứng động dương và ứng động âm.

(2) Ứng động sinh trưởng có liên quan đến sự phân chia và lớn lên của tế bào.

(3) Ứng động không sinh trưởng là do sự thay đổi độ trương nước của tế bào.

(4) Vận động cảm ứng có thể diễn ra nhanh hoặc chậm tuỳ hình thức phản ứng.

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.


15.8

Có bao nhiêu ví dụ sau đây thuộc kiểu ứng động không sinh trưởng?

(1) Hiện tượng “thức và ngủ” của lá cây họ Đậu theo đồng hồ sinh học.

(2) Cây đóng khí khổng khi nhiệt độ tăng quá cao.

(3) Lá cây trinh nữ khép lại khi bị chạm vào.

(4) Các loài cây như trầu bà, bầu, bí,... có thân quấn quanh giá thể.

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.


15.9

Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng khi nói về vai trò của cảm ứng đối với thực vật?

(1) Hướng sáng dương của thân và cành giúp cây quang hợp.

(2) Hướng sáng âm và hướng trọng lực dương đảm bảo cho rễ mọc trong đất, hút nước và các chất dinh dưỡng.

(3) Hướng hoá và hướng nước đảm bảo cho rễ cây sinh trưởng tới nguồn nước và phân bón để lấy nước và các chất dinh dưỡng.

(4) Vận động cảm ứng giúp thực vật thích nghi đa dạng với sự biến đổi của môi trường, đảm bảo cho thực vật tồn tại và phát triển.

A. 4.

B. 3.

C. 2.

D. 1.


15.10

Dùng bông tẩm auxin rồi áp sát vào một bên thân ở phần ngọn cây đã cắt đỉnh sinh trưởng (như hình vẽ sau). Sau 10 ngày, kết quả thu được theo hình nào trong các hình sau?

A. Hình C.

B. Hình A.

C. Hình D.

D. Hình B.


15.11

Quan sát Hình 15.1 và cho biết các phát biểu sau là đúng hay sai. Nếu sai hãy giải thích.

 

a) Hình 15.1 mô tả tính hướng tiếp xúc của ngọn cây đối với ánh sáng.

b) Người ta có thể ứng dụng hình thức cảm ứng này để làm giàn khi trồng bầu, bí,…

c) Tính hướng tiếp xúc là do sự sinh trưởng dãn dài của các tế bào ở thân, phía không tiếp xúc với giá thể.

d) Thân cây có thể quấn quanh giá thể là nhờ các tua quấn.

e) Tính hướng tiếp xúc là do sự sinh trưởng không đều của các tế bào ở hai phía đối diện của thân cây.


15.12

Quan sát Hình 15.2 và trả lời các câu hỏi.

a) Hình 15.2 mô tả hiện tượng cảm ứng nào ở thực vật?

b) Cơ quan nào thực hiện cảm ứng? Dựa vào đâu để nhận biết?

c) Hãy mô tả cơ chế của hiện tượng cảm ứng trên.


15.13

Một nhà thực vật học đã đặt cây nằm ngang trên máy hồi chuyển (Hình 15.3). Em hãy dự đoán phản ứng của thân và rễ cây đối với trọng lực sẽ như thế nào. Giải thích.

 


15.14

Tốc độ phản ứng của cây trong vận động hướng động so với trong vận động cảm ứng khác nhau như thế nào? Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó là gì?


15.15

Cho một ví dụ chứng minh quá trình hô hấp có vai trò trong cơ chế cảm ứng ở thực vật.


15.16

Một nhà khoa học đã sử dụng một loại thuốc X có tác dụng ức chế kênh/bơm ion K+ để chứng minh vai trò của các kênh/bơm K+ đối với cảm ứng ở thực vật. Ông đã tiến hành hai thí nghiệm như sau:

- Thí nghiệm 1: Tiêm thuốc X vào cây trinh nữ, sau đó chạm vào lá cây.

- Thí nghiệm 2: Tiêm thuốc X vào một loại cây cảnh, sau đó đặt cây ở nơi có ánh nắng gắt và đo tốc độ thoát hơi nước của lá.

Em hãy dự đoán kết quả của hai thí nghiệm trên. Giải thích.


15.17

Phân biệt hiện tượng khép và mở lá theo đồng hồ sinh học với hiện tượng khép lá của cây trinh nữ khi bị va chạm cơ học.


15.18

Giải thích hiện tượng tự vệ ở cây trinh nữ khi bị va chạm.


15.19

Hãy nêu một số ứng dụng của cảm ứng ở thực vật trong thực tiễn.


15.20

Quan sát Hình 15.4 và trả lời các câu hỏi.

a) Ứng động nở hoa ở bồ công anh thuộc hình thức cảm ứng nào?

b) Yếu tố tác động đến hiện tượng cảm ứng này là gì? Giải thích cơ chế ứng động nở hoa ở bồ công anh dưới sự tác động của yếu tố đó.


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Khái niệm về stains, định nghĩa và vai trò của chúng trong việc nhuộm màu. Bài học nói về stains, chất liệu được sử dụng để nhuộm màu và tạo vẻ đẹp cho vật liệu khác nhau. Stains có vai trò quan trọng trong việc tạo ra màu sắc và làm nổi bật chi tiết trên bề mặt vật liệu. Chúng được chế tạo từ hợp chất hóa học và có khả năng tương tác với vật liệu. Stains có thể được sử dụng để nhuộm màu gỗ, vải, da, sứ và nhiều vật liệu khác. Chúng tạo ra màu sắc đẹp và độc đáo bằng cách thâm nhập vào bề mặt vật liệu và tạo lớp màu liên tục. Chúng cũng có thể làm nổi bật chi tiết và đường viền trên vật liệu, tạo ra hiệu ứng màu sắc đặc biệt. Việc hiểu rõ về stains giúp tạo ra những sản phẩm nhuộm màu độc đáo và tinh tế.

Khái niệm về Characteristics

Khái niệm về Final Product - Định nghĩa và vai trò trong sản xuất và kinh doanh.

Khái niệm về yarns - sợi dài và mảnh được tạo ra bằng cách quấn các sợi nhỏ lại với nhau. Yarns đóng vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày và công nghiệp. Mô tả các loại yarns khác nhau, bao gồm sợi tự nhiên và sợi nhân tạo. Giới thiệu các kỹ thuật đan yarns cơ bản như đan thẳng, đan xoắn, và đan móc. Các ứng dụng của yarns trong may mặc, trang trí và sản xuất vải.

Raw fibers: Definition, Types, and Characteristics. Understanding raw fibers and their characteristics is crucial in the production and use of fiber products. Raw fibers, also known as raw materials, are natural or synthetic fibers that have not undergone extensive processing. They are used as initial materials for producing various fiber products. Natural fibers include cotton, flax, bamboo, silk, wool, and silk from animals. Synthetic fibers are created from materials like polyester, nylon, acrylic, and spandex. Blended fibers combine the advantages of both natural and synthetic fibers. The characteristics of raw fibers include strength, elasticity, resilience, durability, and abrasion resistance. By utilizing these types of raw fibers, diverse fabric products can be created to meet industry and consumer needs.

Khái niệm về Drafting

Khái niệm và ứng dụng của twisting trong lĩnh vực sản xuất dệt may

Khái niệm về Winding: Định nghĩa và vai trò trong thiết bị điện tử. Cấu trúc, loại và ứng dụng của Winding trong máy biến áp, máy phát điện và động cơ điện.

Khái niệm về Texture - Định nghĩa và vai trò trong thiết kế đồ họa. Các loại Texture phổ biến và cách sử dụng chúng. Tính chất của Texture - Độ phân giải, mật độ, độ sâu và độ tương phản.

Bobbin - Khái niệm, cấu tạo và các loại Bobbin cho máy may công nghiệp và gia đình. Hướng dẫn sử dụng và bảo quản Bobbin đúng cách để đạt hiệu suất và chất lượng sản phẩm tốt nhất.

Xem thêm...
×