Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Đề thi giữa kì 2 Toán 11 Chân trời sáng tạo - Đề số 5

Phần trắc nghiệm (7 điểm) Câu 1: Chọn đáp án đúng. Với a là số thực khác 0 thì:

I. Trắc nghiệm
Câu 1 :

Chọn đáp án đúng.

Với a là số thực khác 0 thì:

  • A
    a0=0.
  • B
    a0=1a.
  • C
    a0=1.
  • D
    a0=1.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Với a là số thực khác 0 thì a0=1.

Lời giải chi tiết :

Với a là số thực khác 0 thì a0=1.

Đáp án D.

Câu 2 :

Cho biểu thức P=6x với x>0. Mệnh đề nào dưới đây là đúng?

  • A
    P=x6.
  • B
    P=x16.
  • C
    P=x6.
  • D
    P=x6.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Cho số thực dương a và số hữu tỉ r=mn, trong đó m,nZ,n>0. Ta có: ar=amn=nam

Lời giải chi tiết :

P=6x=x16

Đáp án B.

Câu 3 :

Chọn đáp án đúng:

  • A
    8(x1)8=x1.
  • B
    8(x1)8=x+1.
  • C
    8(x1)8=|x1|.
  • D
    8(x1)8=x+1.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

nan=|a| khi n chẵn (với các biểu thức đều có nghĩa).

Lời giải chi tiết :

8(x1)8=|x1|.

Đáp án C.

Câu 4 :

Cho a là số dương, rút gọn biểu thức a.3a24a được kết quả là:

  • A
    12a11.
  • B
    121a.
  • C
    11a12.
  • D
    3a4.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ Cho số thực dương a và số hữu tỉ r=mn, trong đó m,nZ,n>0. Ta có: ar=amn=nam

+ Với a là số thực dương, m, n là các số thực bất kì thì: am.an=am+n,am:an=amn.

Lời giải chi tiết :

a.3a24a=a12.a23a14=a12+2314=a1112=12a11

Đáp án A.

Câu 5 :

Giả sử một lọ nuôi cấy 100 con vi khuẩn lúc ban đầu và số lượng vi khuẩn tăng gấp đôi sau mỗi 2 giờ. Khi đó, số vi khuẩn N sau t giờ là N=100.2t2 (con). Sau 4 giờ 30 phút thì có bao nhiêu con vi khuẩn? (làm tròn đến hàng đơn vị).

  • A
    474 con.
  • B
    475 con.
  • C
    476 con.
  • D
    477 con.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Thay t vào công thức N=100.2t2 để tìm số con vi khuẩn.

Lời giải chi tiết :

Đổi 4 giờ 30 phút=92 (giờ)

Sau 92 giờ sẽ có số con vi khuẩn là: 100.2922=100.294476 (con).

Đáp án C.

Câu 6 :

Cho hai số thực dương a, b với a khác 1. Số thực c để… được gọi là lôgarit cơ số a của b và kí hiệu là logab.

Biểu thức phù hợp để điền vào “…” được câu đúng là:  

  • A
    ac=b.
  • B
    ab=c.
  • C
    ba=c.
  • D
    ca=b.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Cho hai số thực dương a, b với a khác 1. Số thực c để ac=b được gọi là lôgarit cơ số a của b và kí hiệu logab.

Lời giải chi tiết :

Cho hai số thực dương a, b với a khác 1. Số thực c để ac=b được gọi là lôgarit cơ số a của b và kí hiệu logab.

Đáp án A.

Câu 7 :

Chọn đáp án đúng.

Với a,b>0,a1 thì:

  • A
    loga(1b)=1logab.
  • B
    loga(1b)=logab.
  • C
    loga(1b)=loga(b).
  • D
    loga(1b)=loga(b).

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Với a,b>0,a1 thì loga(1b)=logab

Lời giải chi tiết :

loga(1b)=logab

Đáp án B.

Câu 8 :

Chọn đáp án đúng:

Với n số thực dương b1,b2,..,bn,a>0,a1 thì:

  • A
    loga(b1.b2...bn)=logab1+logab2+...+logabn.
  • B
    loga(b1.b2...bn)=logab1.logab2...logabn.
  • C
    loga(b1+b2+...+bn)=logab1.logab2...logabn.
  • D
    loga(b1+b2+...+bn)=logab1+logab2+...+logabn.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Với n số thực dương b1,b2,..,bn thì: loga(b1.b2...bn)=logab1+logab2+...+logabn

Lời giải chi tiết :

Với n số thực dương b1,b2,..,bn thì: loga(b1.b2...bn)=logab1+logab2+...+logabn

Đáp án A.

Câu 9 :

Cho x và y là các số dương. Khẳng định nào sau đây là đúng?

  • A
    3lnx+lny=3lnx+3lny.
  • B
    3ln(x+y)=3lnx.3lny.
  • C
    3ln(xy)=3lnx.3lny.
  • D
    3lnx.lny=3lnx+3lny.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+ Với a là số thực dương, m, n là các số thực bất kì thì: am.an=am+n.

+ Với a>0,a1,b,c>0 thì lnx+lny=ln(xy).

Lời giải chi tiết :

Ta có: 3lnx.3lny=3lnx+lny=3ln(xy)

Đáp án C.

Câu 10 :

Giá trị của biểu thức 2log510+log250,25 là:

  • A
    1log2550.
  • B
    1log550.
  • C
    log2550.
  • D
    log550.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Với a>0,a1,b,c>0 thì: logab+logac=loga(bc), logbac=1alogbc, αlogab=logabα (αR)

Lời giải chi tiết :

2log510+log250,25=log5102+12log50,25=log5100+log50,2512=log5(100.0,5)=log550

Đáp án D.

Câu 11 :

Hàm số y=logax(a>0,a1) đồng biến trên (0;+) với giá trị nào của a dưới đây?

  • A
    a=12.
  • B
    a=0,75.
  • C
    a=32.
  • D
    a=ln2.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Hàm số y=logax đồng biến trên (0;+) với a>1.

Lời giải chi tiết :

Vì hàm số y=logax đồng biến trên (0;+) với a>1 nên hàm số đồng biến khi a=32.

Đáp án C.

Câu 12 :

Hàm số nào dưới đây là không phải hàm số mũ?

  • A
    y=3x.
  • B
    y=(3x)3.
  • C
    y=πx.
  • D
    y=(13)x.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Hàm số y=ax(a>0,a1) được gọi là hàm số mũ cơ số a.

Lời giải chi tiết :

Hàm số y=(3x)3 không phải là hàm số mũ.

Đáp án B.

Câu 13 :

Hàm số nào sau đây có tập xác định là R?

  • A
    y=lnx.
  • B
    y=logx4.
  • C
    y=e5x.
  • D
    y=(2x)5.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Hàm số y=ax(a>0,a1) có tập xác định là R.

Hàm số y=logau(x)(a>0,a1) xác định khi u(x)>0.

Lời giải chi tiết :

Hàm số y=e5x có tập xác định là R.

Đáp án C.

Câu 14 :

Hàm số y=log10x có tập giá trị là:

  • A
    (;+).
  • B
    (;0).
  • C
    (0;+).
  • D
    (10;10).

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Hàm số y=logax(a>0,a1) có tập giá trị là (;+).

Lời giải chi tiết :

Hàm số y=logax(a>0,a1) có tập giá trị là (;+).

Đáp án A.

Câu 15 :

Cho đồ thị hàm số y=logax(0<a1) có đồ thị là hình dưới đây:

Tìm a.

  • A
    a=2.
  • B
    a=2.
  • C
    a=12.
  • D
    a=12.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Thay điểm A(2; 2) vào hàm số y=logax(0<a1) để tìm a.

Lời giải chi tiết :

Vì đồ thị hàm số y=logax(0<a1) đi qua điểm A(2; 2) nên ta có:

loga2=2a2=2a=2 (do a>0,a1)

Đáp án B.

Câu 16 :

Có bao nhiêu giá trị nguyên của a để hàm số y=(a2+2a+4)x đồng biến trên R?

  • A
    1.
  • B
    2.
  • C
    3.
  • D
    4.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Cho hàm số y=ax(a>0,a1):

+ Nếu a>1 thì hàm số đồng biến trên R.

+ Nếu 0<a<1 thì hàm số nghịch biến trên R.

Lời giải chi tiết :

Hàm số y=(a2+2a+4)x đồng biến trên R khi:

a2+2a+4>1a2+2a+3>0a22a3<0(a+1)(a3)<01<a<3

Mà a là số nguyên nên a{0;1;2}.

Vậy có 3 giá trị nguyên của a để hàm số y=(a2+2a+4)x đồng biến trên R.

Đáp án C.

Câu 17 :

Cho bất phương trình 6x>b. Với giá trị nào của b thì bất phương trình đã cho có tập nghiệm là R?

  • A
    b=0.
  • B
    b=1.
  • C
    b=16.
  • D
    b=6.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Bất phương trình ax>b(0<a1) có tập nghiệm là R khi b0.

Lời giải chi tiết :

Bất phương trình ax>b(0<a1) có tập nghiệm là R khi b0 nên bất phương trình 6x>b có có tập nghiệm là R với b=0

Đáp án A.

Câu 18 :

Tập nghiệm của bất phương trình (115)x>115

  • A
    S=[1;+).
  • B
    S=(;1].
  • C
    S=(1;+).
  • D
    S=(;1).

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Với 0<a<1 thì au(x)>av(x)u(x)<v(x).

Lời giải chi tiết :

(115)x>115x<1 (do 0<115<1)

Vậy tập nghiệm của bất phương trình là: S=(;1)

Đáp án D.

Câu 19 :

Phương trình 3x=4 có nghiệm là:  

  • A
    x=log43.
  • B
    x=log34.
  • C
    x=log34.
  • D
    x=log43.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Phương trình ax=b(a>0,a1) với b>0 có nghiệm là: x=logab

Lời giải chi tiết :

3x=4x=log34x=log34

Vậy phương trình có nghiệm x=log34.

Đáp án C.

Câu 20 :

Phương trình e2x5ex=0 có bao nhiêu nghiệm?

  • A
    Vô nghiệm.
  • B
    1 nghiệm.
  • C
    2 nghiệm.
  • D
    3 nghiệm.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Phương trình ax=b(a>0,a1) với b>0 có nghiệm là: x=logab

Lời giải chi tiết :

e2x5ex=0(ex)25ex=0ex(ex5)=0ex5=0(doex>0xR)x=ln5

Vậy phương trình đã cho có một nghiệm.

Đáp án B.

Câu 21 :

Tập nghiệm của phương trình: 4x=22 là:  

  • A
    S={38}.
  • B
    S={34}.
  • C
    S={83}.
  • D
    S={43}.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Với a>0,a1 ta có: au(x)=av(x)u(x)=v(x)

Lời giải chi tiết :

4x=2222x=(2.212)1222x=2342x=34x=38

Vậy tập nghiệm của phương trình là: S={38}

Đáp án A.

Câu 22 :

Phương trình log42(x22)2=8 có bao nhiêu nghiệm?

  • A
    Vô nghiệm.
  • B
    1 nghiệm.
  • C
    2 nghiệm.
  • D
    3 nghiệm.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Với a>0,a1 ta có: logau(x)=bu(x)=ab

Lời giải chi tiết :

log42(x22)2=8{x220(x22)2=(42)8{x220(x22)2=4{x±2[x22=2x22=2

{x±2[x2=4x2=0{x±2[x=±2x=0[x=±2x=0

Vậy phương trình đã cho có 3 nghiệm.

Đáp án D.

Câu 23 :

Bất phương trình 34x<43x có nghiệm là:

  • A
    x>log43(log43).
  • B
    x<log43(log43).
  • C
    x<log43(log34).
  • D
    x>log43(log34).

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Với a>1,b>0 thì au(x)<bu(x)<logab.

Lời giải chi tiết :

34x<43x4xlog33<3xlog34(43)x<log34x<log43(log34)

Vậy bất phương trình đã cho có nghiệm là x<log43(log34)

Đáp án C.

Câu 24 :

“Góc giữa hai đường thẳng a, b trong không gian, kí hiệu (a, b) là góc giữa hai đường thẳng a’ và b’ cùng đi qua một điểm và lần lượt … hoặc … với a và b”. Từ (cụm từ) thích hợp để điền vào dấu … để được câu đúng là:

  • A
    vuông góc, trùng.
  • B
    vuông góc, chéo.
  • C
    song song, chéo.
  • D
    song song, trùng.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Góc giữa hai đường thẳng a và b trong không gian là góc giữa hai đường thẳng a’ và b’ cùng đi qua một điểm O và lần lượt song song (hoặc trùng) với a và b; kí hiệu (a,b) hoặc ^(a;b).

Lời giải chi tiết :

Góc giữa hai đường thẳng a, b trong không gian, kí hiệu (a, b) là góc giữa hai đường thẳng a’ và b’ cùng đi qua một điểm và lần lượt song song hoặc trùng với a và b

Đáp án D.

Câu 25 :

Cho hình chóp S. ABCD có AD//BC. Gọi N là một điểm thuộc cạnh SD (N khác S và D), qua N vẽ đường thẳng song song với AS cắt AD tại M. Chọn đáp án đúng:

  • A
    (MN,BC)=(SA,SD).
  • B
    (MN,BC)=(SD,DA).
  • C
    (MN,BC)=(SA,AD).
  • D
    Cả A, B, C đều sai.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Góc giữa hai đường thẳng a và b trong không gian là góc giữa hai đường thẳng a’ và b’ cùng đi qua một điểm O và lần lượt song song (hoặc trùng) với a và b; kí hiệu (a,b) hoặc ^(a;b)

Lời giải chi tiết :

Vì AD//BC, MN//SA nên (MN,BC)=(SA,AD)

Đáp án C.

Câu 26 :

Cho tứ diện ABCD có AB=CD=2a. Gọi M, N, I lần lượt là trung điểm của BC, AD, AC. Biết rằng MN=a3. Tính góc giữa hai đường thẳng AB và CD.

  • A
    900.
  • B
    600.
  • C
    300.
  • D
    700.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+ Góc giữa hai đường thẳng a và b trong không gian là góc giữa hai đường thẳng a’ và b’ cùng đi qua một điểm O và lần lượt song song (hoặc trùng) với a và b; kí hiệu (a,b) hoặc ^(a;b).

+ Góc giữa hai đường thẳng không vượt quá 900.

Lời giải chi tiết :

Vì IM là đường trung bình của tam giác ABC nên IM//AB và IM=AB2=a

Vì IN là đường trung bình của tam giác ADC nên IN//CD và IN=CD2=a

Do đó, (AB,CD)=(IM,IN)

Áp dụng định lí côsin vào tam giác MNI ta có:

MN2=IM2+IN22IM.IN.cos^MIN3a2=a2+a22a.a.cos^MINcos^MIN=12^MIN=1200

Suy ra: (AB,CD)=(IM,IN)=1800^MIN=18001200=600

Đáp án B.

Câu 27 :

Cho hình chóp S. ABCD có đáy ABCD là hình thoi tâm O, SA=SC. Gọi I, K lần lượt là trung điểm của AB và BC. Góc giữa hai đường thẳng SO và IK bằng:

  • A
    600.
  • B
    900.
  • C
    1200.
  • D
    700.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+ Cho hai đường thẳng song song, đường thẳng nào vuông góc với đường thẳng này thì cũng vuông góc với đường thẳng kia.

+ Hai đường thẳng a, b được gọi là vuông góc với nhau nếu góc giữa chúng bằng 900.

Lời giải chi tiết :

Vì tứ giác ABCD là hình thoi nên O là trung điểm của AC.

SA=SC nên tam giác SAC cân tại S. Do đó, SO là đường trung tuyến đồng thời là đường cao. Do đó, SOAC

Vì I, K lần lượt là trung điểm của AB và BC nên IK là đường trung bình của tam giác BAC. Do đó, IK//AC.

SOAC, IK//AC nên IKSO. Do đó, góc giữa hai đường thẳng SO và IK bằng 900.

Đáp án B.

Câu 28 :

Cho hình chóp S.ABCD có SA(ABCD). Tam giác SAC là tam giác gì?

  • A
    Tam giác vuông tại A.
  • B
    Tam giác cân tại A.
  • C
    Tam giác đều.
  • D
    Tam giác tù tại A.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đường thẳng d gọi là vuông góc với mặt phẳng (P) nếu nó vuông góc với mọi đường thẳng a nằm trong mặt phẳng (P).

Lời giải chi tiết :

SA(ABCD),AC(ABCD)SAAC. Do đó, tam giác SAC vuông tại A.

Đáp án A.

Câu 29 :

Cho hình chóp S. ABCD như hình vẽ dưới đây:

Biết rằng: SAAB,SAAD.

Chọn khẳng định đúng.

  • A
    SA (SAC).
  • B
    SA(ABCD).
  • C
    Cả A và B đều đúng.
  • D
    Cả A và B đều sai.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nếu đường thẳng d vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau nằm trong mặt phẳng (P) thì d(P)

Lời giải chi tiết :

SAAB,SAAD, AB và AD cắt nhau tại A và nằm trong mặt phẳng (ABCD) nên SA(ABCD).

SA không vuông góc với mặt phẳng (SAC).

Đáp án B.

Câu 30 :

Cho tứ diện OABC sao cho OA(OBC). Gọi D là trung điểm của BC. Lấy điểm M bất kì thuộc cạnh AD (M khác A, D). Qua M kẻ đường thẳng song song với AO cắt OD tại N. Chọn đáp án đúng.

  • A
    MN(BOC).
  • B
    MN(OAD).
  • C
    Cả A và B đều đúng.
  • D
    Cả A và B đều sai.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nếu đường thẳng a vuông góc với mặt phẳng (P) thì các đường thẳng song song với a cũng vuông góc với (P).

Lời giải chi tiết :

OA(OBC),MN//OA nên MN(OBC)

MN không vuông góc với mặt phẳng (OAD).

Đáp án A.

Câu 31 :

Cho hình chóp S. ABCD. Gọi A là hình chiếu vuông góc của S lên mặt phẳng (ABCD). Khi đó, hình chiếu vuông góc của SC trên mặt phẳng (ABCD) là:

  • A
    AC.
  • B
    AD.
  • C
    AB.
  • D
    AS.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Cho mặt phẳng (P). Xét một điểm M tùy ý trong không gian. Gọi d là đường thẳng đi qua điểm M và vuông góc với (P). Gọi M’ là giao điểm của đường thẳng d và mặt phẳng (P). Khi đó, điểm M’ được gọi là hình chiếu vuông góc của điểm M lên mặt phẳng (P).

Lời giải chi tiết :

Vì C thuộc mặt phẳng (ABCD) nên hình chiếu vuông góc của điểm C trên mặt phẳng (ABCD) là chính nó.

Vì A là hình chiếu của S trên mặt phẳng (ABCD).

Do đó, hình chiếu vuông góc của SC trên mặt phẳng (ABCD) là AC.

Đáp án A.

Câu 32 :

Cho hình chóp S.ABC. Gọi M, N, P tương ứng là trung điểm của SA, SB, SC. Qua S kẻ đường thẳng vuông góc với mặt phẳng (ABC) và cắt mặt phẳng đó tại H. Khi đó, góc giữa SH và MP bằng bao nhiêu độ?

  • A
    600.
  • B
    900.
  • C
    1200.
  • D
    700.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+ Nếu đường thẳng d vuông góc với mặt phẳng (P) thì đường thẳng d cũng vuông góc với các mặt phẳng song song với (P).

+ Đường thẳng d gọi là vuông góc với mặt phẳng (P) nếu nó vuông góc với mọi đường thẳng a nằm trong mặt phẳng (P).

Lời giải chi tiết :

Vì M, N lần lượt là trung điểm của SA, SB nên MN là đường trung bình của tam giác SAB. Do đó, MN//AB.

Vì P, N lần lượt là trung điểm của SC, SB nên PN là đường trung bình của tam giác SBC. Do đó, PN//CB.

Vì MN//AB, PN//CB nên (MNP)// (ABC).

Mặt khác, SH(ABC) nên SH(MNP). Mà MP(MNP)SHMP

Do đó, góc giữa hai đường thẳng MP và SH bằng 900.

Đáp án B.

Câu 33 :

Cho tứ diện OABC có OA, OB, OC đôi một vuông góc với nhau. Hình chiếu vuông góc của A trên mặt phẳng (COB) là điểm nào?

  • A
    Q (Q là trung điểm của OB).
  • B
    B.
  • C
    O.
  • D
    H (H là trung điểm của OC).

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+ Nếu đường thẳng d vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau a và b cùng nằm trong mặt phẳng (P) thì d(P).

+ Cho mặt phẳng (P). Xét một điểm M tùy ý trong không gian. Gọi d là đường thẳng đi qua điểm M và vuông góc với (P). Gọi M’ là giao điểm của đường thẳng d và mặt phẳng (P). Khi đó, điểm M’ được gọi là hình chiếu vuông góc của điểm M lên mặt phẳng (P).

Lời giải chi tiết :

OAOB,OAOC và OB và OC cắt nhau tại O và nằm trong mặt phẳng (OBC) nên OA(OBC) nên O là hình chiếu vuông góc của A trên mặt phẳng (COB).

Đáp án C.

Câu 34 :

Cho tứ diện ABCD có tất cả các cạnh bằng nhau. Gọi M là trung điểm của CD. Góc giữa hai đường thẳng AB và CD bằng:

  • A
    300.
  • B
    600.
  • C
    900.
  • D
    450.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+ Nếu đường thẳng d vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau a và b cùng nằm trong mặt phẳng (P) thì d(P).

+ Nếu một đường thẳng vuông góc với một mặt phẳng thì nó vuông góc với mọi đường thẳng nằm trong mặt phẳng đó.

Lời giải chi tiết :

AC=AD=CD nên tam giác ACD là tam giác đều. Do đó, AM là đường trung tuyến đồng thời là đường cao. Do đó, AMCD

BC=BD=CD nên tam giác BCD là tam giác đều. Do đó, BM là đường trung tuyến đồng thời là đường cao. Do đó, BMCD

AMCD, BMCD, AM, BM cắt nhau tại M và nằm trong mặt phẳng ABM.

Do đó, CD(AMB). Mà AB(ABM)ABCD

Do đó, góc giữa hai đường thẳng AB và CD bằng 900.

Đáp án C.

Câu 35 :

Cho hình chóp S. ABCD có đáy ABCD là hình vuông, SA(ABCD).  Kẻ BM vuông góc với SC (M thuộc SC). Tam giác SMD là tam giác:

  • A
    Vuông tại M.
  • B
    Cân tại M.
  • C
    Tù tại M.
  • D
    Tam giác nhọn.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ Nếu đường thẳng d vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau a và b cùng nằm trong mặt phẳng (P) thì d(P).

+ Nếu một đường thẳng vuông góc với một mặt phẳng thì nó vuông góc với mọi đường thẳng nằm trong mặt phẳng đó.

Lời giải chi tiết :

Vì ABCD là hình vuông nên ACBD

SA(ABCD),BD(ABCD)SABD

Ta có: ACBD, SABD, SA, AC cắt nhau tại A và nằm trong mặt phẳng (SAC) nên BD(SAC)BDSC

Lại có: BMSC, BM và BD cắt nhau tại B và nằm trong mặt phẳng (BMD) nên SC(BMD).

MD(BMD)MDSC hay MDSM. Do đó, tam giác SMD vuông tại M.

Đáp án A.

II. Tự luận
Câu 1 :

Cho hàm số: y=14log((m+1)x22(m+1)x+5).

a) Với m=0, hãy tìm tập xác định của hàm số trên.

b) Tìm tất cả các giá trị của tham số m để hàm số trên có tập xác định có tập xác định là R.

Phương pháp giải :

Hàm số y=logu(x) xác định khi u(x)>0.

Hàm số y=u(x) xác định khi u(x)0.

Lời giải chi tiết :

a) Với m=0 ta có: y=14log(x22x+5).

Hàm số y=14log(x22x+5) xác định khi

log(x22x+5)>0x22x+5>1x22x+4>0(x1)2+3>0 (luôn đúng với mọi số thực x)

Vậy với m=0 thì tập xác định của hàm số là: D=(;+)

b) Hàm số y=14log((m+1)x22(m+1)x+5)

Điều kiện: log((m+1)x22(m+1)x+5)0 với mọi xR

(m+1)x22(m+1)x+51 với mọi xR

(m+1)x22(m+1)x+40 với mọi xR

Đặt f(x)=(m+1)x22(m+1)x+4

Trường hợp 1: Với m=1 ta có: f(x)=40. Do đó, f(x) xác định với mọi giá trị thực của x. Do đó, m=1 thỏa mãn.

Trường hợp 2: m1.

Hàm số f(x)=(m+1)x22(m+1)x+40 với mọi xR

{m+1>0Δ=[(m+1)]24(m+1)0{m>1(m+1)(m3)01<m3

Vậy với m[1;3] thì hàm số y=14log((m+1)x22(m+1)x+5) có tập xác định là R.

Câu 2 :

Cho hình vuông ABCD. Gọi H, K lần lượt là trung điểm của AB, AD. Trên đường thẳng vuông góc với (ABCD) tại H, lấy điểm S. Chứng minh rằng:

a) AC(SHK).

b) CK(SDH).

Phương pháp giải :

+ Nếu đường thẳng d vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau a và b cùng nằm trong mặt phẳng (P) thì d(P).

+ Nếu một đường thẳng vuông góc với một mặt phẳng thì nó vuông góc với mọi đường thẳng nằm trong mặt phẳng đó.

Lời giải chi tiết :

a) Vì H, K lần lượt là trung điểm của AB và AD nên HK là đường trung bình của tam giác ABD. Do đó, HK//BD. Mà ACBD (do ABCD là hình vuông) nên ACHK

ACHK,SHAC(doAC(ABCD))AC(SHK)

b) Gọi I là giao điểm của CK và DH.

Tam giác AHD và tam giác DKC có: AH=DK,^HAD=^KDC,AD=DC

Do đó, ΔAHD=ΔDKC(c.g.c)^HDA=^KCD

Ta có: ^DKC+^KCD=900^DKC+^HDA=900

Ta có: ^DIK=1800(^DKC+^HDA)=900DHCK

SH(ABCD),CK(ABCD)SHCK

Ta có: DHCK,SHCK, SH và DH nằm trong mặt phẳng (SHD) và cắt nhau tại H nên CK(SDH).

Câu 3 :

Giải bất phương trình log2(xx21).log3(x+x21)=log6|xx21|.

Phương pháp giải :

Nếu a>0,a1 thì logau(x)=logav(x){u(x)>0u(x)=v(x) (có thể thay u(x)>0 bằng v(x)>0)

Lời giải chi tiết :

Điều kiện: {1x1xx21>0()

log2(xx21).log3(x+x21)=log6|xx21|

log2(xx21).log31xx21=log6(xx21)

log2(xx21).log36.log6(xx21)=log6(xx21)

log6(xx21)[log36.log2(xx21)+1]=0

[log6(xx21)=0(1)log36.log2(xx21)+1=0(2)

(1)xx21=1x21=x1{x1x21=(x1)2{x1x=1x=1(tm())

(2)log36.log2(xx21)=1log2(x+x21)=log63

x+x21=2log63{x2log63x21=(2log63x)2x=12(2log63+2log63) (thỏa mãn điều kiện)


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Khái niệm về Sustainable Clothing - Tầm quan trọng của bảo vệ môi trường và sức khỏe con người. Chất liệu thân thiện với môi trường: bông hữu cơ, len organic, vải từ sợi tre, vải tái chế. Quá trình sản xuất và ảnh hưởng đến môi trường: tiêu thụ nước, năng lượng, chất độc hại, khí thải. Tiêu chuẩn và chứng nhận: GOTS, OEKO-TEX. Hành động ủng hộ Sustainable Clothing: mua, sử dụng và tái chế quần áo.

Khái niệm vật liệu thân thiện với môi trường

Giới thiệu về organic cotton, sự khác biệt so với cotton thông thường và các lợi ích của việc sử dụng organic cotton. Quá trình sản xuất organic cotton và ứng dụng của nó trong công nghiệp thời trang và các sản phẩm khác.

Giới thiệu về tre và loại cây tre, đặc điểm cấu tạo và phân loại.

Recycled Fabrics: Definition, History, and Environmental Benefits. Types of recycled fabrics and their production process. The advantages of using recycled fabrics in fashion. Tips for using and caring for recycled fabrics.

Temperature Control - Định nghĩa, vai trò và phương pháp điều chỉnh nhiệt độ. Ứng dụng trong công nghiệp, y tế, thực phẩm và năng lượng. Yếu tố ảnh hưởng và thiết bị điều khiển tự động và điều khiển bằng cảm biến.

Khái niệm về UV protection - Bảo vệ da và sức khỏe con người khỏi tác động của tia tử ngoại (UV) từ ánh nắng mặt trời.

Khái niệm và loại Bold Prints trong thiết kế đồ họa và in ấn

Khái niệm về Bright Colors

Gender-neutral Clothing: A Trend in Fashion An overview of the concept of Gender-neutral Clothing and why it has become a popular fashion trend. The description of Gender-neutral Clothing, including style, color, and material. The reasons and importance of using Gender-neutral Clothing in modern society. The comparison between Gender-neutral Clothing and Men's/Women's clothing in terms of style, color, and usage.

Xem thêm...
×