Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Bài 10. Năng lượng của dòng điện và công suất điện trang 52, 53, 54 Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều

Trên các thiết bị điện thường ghi các thông số kĩ thuật. Ví dụ, quạt điện có các thông số như hình 10.1. Khi các thiết bị điện hoạt động, năng lượng của dòng điện chuyển hoá thành các dạng năng lượng nào và sự chuyển hoá đó có liên quan như thế nào với số oát của các thiết bị điện?

Cuộn nhanh đến câu

Câu hỏi tr 52 - CHMĐ

Trả lời câu hỏi mở đầu trang 52 SGK KHTN 9 Cánh diều

Trên các thiết bị điện thường ghi các thông số kĩ thuật. Ví dụ, quạt điện có các thông số như hình 10.1. Khi các thiết bị điện hoạt động, năng lượng của dòng điện chuyển hoá thành các dạng năng lượng nào và sự chuyển hoá đó có liên quan như thế nào với số oát của các thiết bị điện?

 

Hình 10.1. Quạt điện


Câu hỏi tr 52 - CH

Trả lời câu hỏi trang 52 SGK KHTN 9 Cánh diều

Nêu thêm một số ví dụ chứng tỏ dòng điện có năng lượng. Với mỗi ví dụ, cho biết năng lượng của dòng điện đã biến đổi thành dạng năng lượng nào?


Câu hỏi tr 53 - THT 1

Trả lời câu hỏi tìm hiểu thêm 1 trang 53 SGK KHTN 9 Cánh diều

1. Để đo năng lượng điện tiêu thụ của gia đình, ta dùng đồng hồ đo năng lượng điện hay còn gọi là công tơ điện. Hãy ước tính năng lượng điện tiêu thụ của gia đình em trong một ngày. Làm thế nào để kiếm tra kết quả ước tính đó có phù hợp với thực tế hay không?

2. Từ định luật Joule Lenz và định luật Ohm, hãy chứng minh rằng năng lượng của dòng điện trong một đoạn mạch được tính bằng công thức W = Ult.


Câu hỏi tr 53 - THT 2

Trả lời câu hỏi tìm hiểu thêm 2 trang 53 SGK KHTN 9 Cánh diều

Để tìm hiểu mối liên hệ giữa năng lượng của dòng điện với cường độ dòng điện, điện trở và thời gian, Joule thực hiện hai thí nghiệm được mô tả dưới đây.

Thí nghiệm khảo sát sự phụ thuộc của năng lượng điện vào điện trở được mô tả ở sơ đó hình 10.3. Dụng cụ thí nghiệm gồm: hai nhiệt lượng kế đựng hai lượng nước giống nhau, hai dây điện trở khác nhau nhúng trong nước được mắc nối tiếp với nguồn điện. Khi cho dòng điện chạy qua, hai điện trở sẽ nóng lên và toả nhiệt. Kết quả đo trong cùng khoảng thời gian cho thấy năng lượng nhiệt đo được tỉ lệ với điện trở. Từ đó, ông rút ra kết luận: Năng lượng điện tỉ lệ thuận với điện trở của vật dẫn điện.

 

Hình 10.3. Sơ đồ mô tả thí nghiệm khảo sát sự phụ thuộc của năng lượng điện vào điện trở

Em hãy tìm hiểu vì sao lại mắc hai điện trở nối tiếp khi tiến hành thí nghiệm ở hình 10.3.


Câu hỏi tr 54 - THT

Trả lời câu hỏi tìm hiểu thêm trang 54 SGK KHTN 9 Cánh diều

Để khảo sát sự phụ thuộc năng lượng điện vào cường độ dòng điện, được mô tả như sơ đồ hình 10.4. Giữ nguyên nhiệt lượng kế và điện trở, trong cùng khoảng thời gian, ứng với các giá trị dòng điện khác nhau, ông đo năng lượng nhiệt toả ra trên điện trở và cường độ dòng điện và kết quả cho thấy năng lượng nhiệt tỉ lệ với bình phương cường độ dòng điện. Từ thí nghiệm, ông rút ra kết luận: Năng lượng điện mà điện trở tiêu thụ tỉ lệ với bình phương cường độ dòng điện chạy qua.

 

Hình 10.4. Sơ đồ mô tả thi nghiệm khảo sát sự phụ thuộc năng lượng điện vào cường độ dòng điện

Như vậy, bằng các thí nghiệm của mình, nhà bác học Joule đã chứng minh được rằng: Trong trường hợp toàn bộ năng lượng điện chuyển hoá thành năng lượng nhiệt, năng lượng của dòng điện trong một đoạn mạch có mối liên hệ với cường độ dòng điện, điện trở và thời gian dòng điện đi qua đoạn mạch đó.

Độc lập với Joule, kết quả trên cũng được nhà vật lí người Nga Heinrich Lenz tim ra bằng thực nghiệm. Mối liên hệ đó được thể hiện bằng định luật Joule - Lenz: Nhiệt lượng toả ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện đi qua đoạn mạch đó. Q = I2Rt.

Từ định luật Joule - Lenz và định luật Ohm, các nhà bác học đã suy ra công thức tính năng lượng của dòng điện. Công thức này đã được kiểm tra bằng thực nghiệm và nghiệm đúng trong các trường hợp khác.

Em hãy tìm hiểu vai trò của biến trở ở thí nghiệm hình 10.4.


Câu hỏi tr 54 - LT

Trả lời câu hỏi luyện tập trang 54 SGK KHTN 9 Cánh diều

Một học sinh mắc dây điện trở của nhiệt lượng kế với hai cực của nguồn điện như hình 10.5. Biết rằng, các giá trị hiển thị trên màn hình của nguồn điện là cường độ dòng điện chạy trong mạch và hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn.

Tính năng lượng của dòng điện trong 10 phút làm thí nghiệm.

 

Hình 10.5. Sơ đồ thi nghiệm khảo sát sự phụ thuộc năng lượng điện vào cường độ dòng điện


Câu hỏi tr 55 - CH 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 55 SGK KHTN 9 Cánh diều

Xét trường hợp đoạn mạch có điện trở R, hãy chứng tỏ rằng công suất điện của đoạn mạch đó có thể được tính theo 2 công thức: =I2R=U2R


Câu hỏi tr 55 - CH 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 55 SGK KHTN 9 Cánh diều

Trên một bóng đèn có ghi 12 V – 3 W. Để bóng đèn sáng bình thường thì cần đặt vào hai đầu bóng đèn một hiệu điện thế bằng bao nhiêu? Khi đó, trong một giây, bóng đèn tiêu thụ một năng lượng điện là bao nhiêu?


Câu hỏi tr 55 - LT

Trả lời câu hỏi luyện tập trang 55 SGK KHTN 9 Cánh diều

a) Hãy trả lời câu hỏi ở phần mở đầu.

b) Nếu chiếc quạt ở hình 10.1 được cấp nguồn điện 5 V thì trong 30 phút, chiếc quạt đó sẽ tiêu thụ năng lượng điện bao nhiêu jun?


Câu hỏi tr 55 - VD

Trả lời câu hỏi vận dụng trang 55 SGK KHTN 9 Cánh diều

Một hãng xe điện thử nghiệm hai loại xe đạp điện có công suất định mức khác nhau. Họ cho hai xe chạy trên cùng một quãng đường với công suất định mức. Em hãy nêu những dụng cụ em cần dùng và cách làm để biết xe nào tiêu thụ năng lượng điện nhiều hơn khi đi hết quãng đường thử nghiệm.


Lí thuyết


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Hình thành dầu mỏ, cơ sở địa chất của dầu mỏ, quá trình hình thành dầu mỏ, khám phá và khai thác dầu mỏ, các phương pháp và công nghệ hiện đại, công nghệ hiện đại trong khai thác dầu mỏ.

Khái niệm về sự tích tụ các hóa thạch - quá trình hình thành và tồn tại, các loại hóa thạch, quá trình tích tụ và ý nghĩa trong việc tìm hiểu về quá khứ và sự phát triển của các loài.

Đa dạng sinh vật biển và môi trường sống của chúng

Lớp đất, tầng đất, quá trình hình thành lớp đất, các đặc điểm và sự phân bố của lớp đất, lớp đá, các loại đá, quá trình hình thành lớp đá, sự phân bố và ảnh hưởng của lớp đá.

Khái niệm về di chuyển dầu và khí

Khái niệm về lỗ khoan và cấu trúc lỗ khoan: đường kính, độ sâu và hình dạng. Các loại lỗ khoan phổ biến: tròn, vuông, hình chữ nhật và quy trình thực hiện lỗ khoan.

Khái niệm về rạn nứt và tác động của nó đến môi trường, đời sống con người và công trình xây dựng

Khái niệm về áp lực đất

Sản phẩm sinh học: Định nghĩa, quy trình sản xuất và lợi ích trong y tế, nông nghiệp, công nghiệp và môi trường. Các loại sản phẩm sinh học như thực phẩm, dược phẩm, nhiên liệu, vật liệu và enzyme.

Khái niệm về sự địa hóa: quá trình chuyển đổi vật liệu hóa thạch thành tài nguyên địa chất, ảnh hưởng bởi nhiệt độ, áp suất, độ ẩm và pH. Yếu tố ảnh hưởng đến sự địa hóa: thời gian, nhiệt độ, áp suất và chất lượng nước. Phân loại sự địa hóa thành hai loại chính: vật lý và hóa học. Ví dụ về sự địa hóa: sự đá vôi hóa, sự đá hoá và sự biến chất.

Xem thêm...
×