Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Mèo Đỏ
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Bài 23. Ôn tập chương 6 trang 78, 79 SBT Hóa 12 Kết nối tri thức

Phát biểu nào sau đây về đặc điểm của nguyên tử kim loại là đúng?

Cuộn nhanh đến câu

23.1

Phát biểu nào sau đây về đặc điểm của nguyên tử kim loại là đúng?

Trong cùng một chu kì, so với các nguyên tử nguyên tố phi kim thì

A. nguyên tử kim loại có điện tích hạt nhân nhỏ hơn và bán kính lớn hơn nên dễ nhường electron hóa trị hơn.

B. nguyên tử kim loại có điện tích hạt nhân lớn hơn và bán kính lớn hơn nên dễ nhường electron hóa trị hơn.

C. nguyên tử kim loại có điện tích hạt nhân nhỏ hơn và bán kính nhỏ hơn nên dễ nhường electron hóa trị hơn.

D. nguyên tử kim loại có điện tích hạt nhân nhỏ hơn và bán kính lớn hơn nên khó nhường electron hóa trị hơn.


23.2

Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố

A. khối s, d, f thường là phi kim.                                B. khối s, d, f thường là kim loại.

C. khối s, p thường là kim loại.                                   D. khối s, p thường là phi kim.


23.3

Kim loại dẫn điện tốt, thường dùng làm lõi dây điện là

A. bạc                                B. vàng                                   C. đồng                              D. sắt


23.4

Gang là vật liệu kim loại có thành phần chính là

A. nhôm và magnesium.                                             B. sắt và carbon.

C. đồng và kẽm.                                                          D. đồng và thiếc.


23.5

Duralumin là vật liệu kim loại chứa nguyên tố kim loại cơ bản nào sau đây?

A. Nhôm.                           B. Kẽm.                                  C. Sắt.                                D. Nickel.


23.6

Au, Ag có thể tồn tại được ở dạng đơn chất trong tự nhiên vì chúng là kim loại

A. hoạt động hóa học mạnh.                                        B. hoạt động hóa học trung bình.

C. có khối lượng riêng lớn.                                         D. rất kém hoạt động hóa học.


23.7

Kim loại có khả năng dẫn điện vì

A. chúng có cấu tạo tinh thể.

B. trong tinh thể kim loại, các electron liên kết yếu với hạt nhân, chuyển động tự do trong toàn bộ mạng tinh thể.

C. trong mạng tinh thể kim loại, các anion chuyển động tự do.

D. trong mạng tinh thể kim loại có các cation kim loại.


23.8

Phát biểu nào sau đây không đúng?

Tính dẻo của kim loại là do

A. kim loại ở trạng thái rắn có cấu trúc tinh thể.

B. sự trượt của các lớp nguyên tử trong mạng tinh thể kim loại.

C. các electron tự do luôn chuyển động và giữ các nguyên tử kim loại liên kết với nhau.

D. kim loại ở trạng thái rắn không có cấu trúc tinh thể.


23.9

Dãy kim loại nào sau đây có phản ứng với dung dịch sulfuric acid đặc, nóng tạo thành khí sulfur dioxide?

A. Na, K, Au.                                                               B. Al, Fe, Cu.

C. Ag, Au, Pt.                                                              D. Cu, Ag, Au.


23.10

Dãy kim loại nào sau đây không đẩy đồng ra khỏi dung dịch copper(II) sulfate?

A. Na, K, Ag.                                                               B. Al, Fe, Mg.

C. Al, Zn, Pb.                                                              D. Mg, Zn, Fe.


23.11

Trong công nghiệp, kim loại natri thường được điều chế bằng phương pháp nào sau đây?

A. Điện phân nóng chảy.                                             B. Điện phân dung dịch.

C. Nhiệt luyện.                                                            D. Thủy luyện.


23.11

Ngâm các mẫu sau vào dung dịch acid rồi để ngoài không khí, mẫu nào không xảy ra ăn mòn điện hóa?

A. Miếng gang.                                                            B. Lá đồng.

C. Miếng tôn.                                                              D. Đinh sắt.


23.13

Để bảo vệ khung xe đạp khỏi bị ăn mòn có thể dùng cách nào sau đây?

A. Ngâm trong dung dịch acid.                                   B. Bọc dây đồng quanh khung xe.

C. Phủ kín bề mặt bằng lớp sơn.                                 D. Để trong không khí ẩm.


23.14

Hãy chọn đúng hoặc sai cho mỗi ý a, b, c, d sau.

a. Đồng là kim loại dẫn điện tốt nhất nên thường được dùng làm dây dẫn điện.

b. Duralumin thường được dùng để chế tạo vỏ máy bay.

c. Nhôm thường được điều chế bằng phương pháp thủy luyện.

d. Có thể bảo vệ sắt thép khỏi bị ăn mòn bằng cách gắn thêm magnesium.


23.15

Cho khí CO (dư) đi qua ống sứ đựng 1,0 g hỗn hợp X gồm Al2O3 và CuO tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Dẫn khí đi ra vào nước vôi trong dư, tạo thành 0,4 g kết tủa. Thành phần phần trăm khối lượng CuO trong X là bao nhiêu?


23.16

Ngâm một đinh sắt vào 200 mL dung dịch CuSO4 có nồng độ x M. Sau khi phản ứng kết thúc, lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm 0,8 g. Giá trị của x là bao nhiêu?


23.17

Hòa tan hỗn hợp bột kim loại gồm 8,4 g Fe và 6,4 g Cu vào 350 mL dung dịch AgNO3 2 M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được bao nhiêu gam chất rắn?


23.18

Hòa tan 23,4 g hỗn hợp gồm Al, Fe, Cu bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 thu được 15,12 lít khí SO2 (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị m là bao nhiêu?


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Giới thiệu về Tham số dòng lệnh và các loại tham số

Giới thiệu về kết quả trả về - Khái niệm, vai trò và cách sử dụng kết quả trả về trong lập trình. Các loại kết quả trả về và cách xử lý chúng. Lỗi thường gặp và cách tránh chúng.

Khái niệm về biến tự định nghĩa, định nghĩa và cách sử dụng trong lập trình. Biến tự định nghĩa là một khái niệm quan trọng trong lập trình, cho phép người lập trình tạo ra các biến theo ý muốn và định nghĩa chúng theo quy tắc riêng. Điều này tăng tính linh hoạt và tái sử dụng mã nguồn.

Giới thiệu về giá trị của biến và vai trò của nó trong lập trình. Các kiểu dữ liệu của biến và cách khai báo và gán giá trị cho biến. Kiểm tra giá trị của biến và phép toán trên biến. Sử dụng biến trong các câu lệnh điều kiện và vòng lặp.

Sử dụng thông tin: khái niệm, nguồn thông tin, kỹ năng và phương pháp sử dụng thông tin trong đời sống và công việc - Tìm kiếm, đánh giá, lọc và tổ chức thông tin, sử dụng thông tin để giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định, phát triển kỹ năng liên quan đến sử dụng thông tin.

Khái niệm về thực thi chương trình và quá trình xử lý chương trình. Thực thi chương trình là quá trình chạy lệnh và chỉ thị trong một chương trình máy tính để đạt mục tiêu đã định. Quá trình này đảm bảo tính đúng đắn và ổn định của chương trình. Ngoài ra, quá trình thực thi chương trình còn liên quan đến việc tối ưu hiệu suất và sử dụng tài nguyên hiệu quả. Xử lý lỗi và ngoại lệ cũng là một phần quan trọng trong quá trình này. Hiểu rõ về thực thi chương trình giúp chúng ta trở thành những lập trình viên chuyên nghiệp và đáng tin cậy. Quá trình xử lý chương trình là quá trình để biên dịch hoặc thông dịch mã nguồn của chương trình thành mã máy thực thi được. Quá trình này bao gồm phân tích từ vựng, phân cú pháp, phân tích ngữ nghĩa, tạo mã trung gian, tối ưu hóa mã và dịch mã. Kết quả của quá trình này là mã máy thực thi chương trình đúng ý đồ của người lập trình. Mô tả sự tương tác giữa ngôn ngữ lập trình và chương trình, bao gồm cú pháp, cấu trúc và biên dịch. Cú pháp ngôn ngữ lập trình là tập hợp quy tắc và cú pháp để viết mã nguồn trong ngôn ngữ lập trình. Việc hiểu và sử dụng đúng cú pháp là quan trọng để viết chương trình hoạt động chính xác. Cấu trúc chương trình bao gồm khai báo, hàm main, cấu trúc điều khiển, hàm, biến và kiểu dữ liệu, lời gọi hàm và trả về. Cấu trúc chương trình giúp tạo nên một chương trình có tổ chức và dễ hiểu. Biên dịch là quá trình chuyển đổi mã nguồn sang mã máy, và biên dịch viên đóng góp quan trọng vào việc thực thi chương trình một cách chính xác và

Phát triển chương trình: Khái niệm, Quy trình và Quản lý phiên bản

Khái niệm về phép toán, vai trò và các loại phép toán cơ bản. Tính chất của phép toán và các phép toán nâng cao. Ứng dụng của phép toán trong đời sống và công nghiệp.

Khái niệm về tổng, định nghĩa và cách tính tổng của một dãy số. Tính chất giao hoán, kết hợp và phân phối của tổng. Công thức tính tổng số học, hình học và trung bình. Ứng dụng của tổng trong xác suất, thống kê và khoa học máy tính.

Khái niệm về thương, các loại hình thương mại, quá trình mua bán và pháp luật và đạo đức trong thương mại

Xem thêm...
×