Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Đề thi giữa kì 1 KHTN 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 11

Đề thi giữa kì 1 - Đề số 11

PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM
Câu 1 :

Phát biểu nào sau đây không mô tả đúng mô hình nguyên tử của Rơ - dơ-pho- Bo

  • A

    Nguyên tử có cấu tạo rỗng, gồm hạt nhân ở tâm nguyên tử và các electron ở vỏ nguyên tử

  • B

    Nguyên tử có cấu tạo đặc khít, gồm hạt nhân nguyên tử và các electron.

  • C

    Electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo những quỹ đạo xác định tạo thành các lớp electron

  • D

    Hạt nhân nguyên tử mang điện tích dương, electron mang điện tích âm.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào cấu tạo nguyên tử.

Lời giải chi tiết :

B sai vì nguyên tử có cấu tạo rỗng, gồm hạt nhân nguyên tử và các electron.

Đáp án B

Câu 2 :

Phát biểu nào sau đây không mô tả đúng vỏ nguyên tử theo mô hình nguyên
tử của Rơ-dơ-pho - Bo?

  • A

    Electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo từng lớp khác nhau tạo thành các lớp electron.

  • B

    Lớp electron trong cùng gần hạt nhân nhất có tối đa 2 electron, các lớp electron khác có chứa tối đa 8 electron hoặc nhiều hơn.

  • C

    Lớp electron trong cùng gần hạt nhân nhất có tối đa 8 electron, các lớp
    electron khác có chứa tối đa nhiều hơn 8 electron.

  • D

    Các electron sắp xếp vào các lớp theo thứ tự từ trong ra ngoài cho đến hết.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào mô hình nguyên tử của Ro – dơ – pho – Bo

Lời giải chi tiết :

C sai vì lớp electron trong cùng gần hạt nhân nhất có tối đa 2 electron, các lớp khác có tối đa từ 8 đến nhiều hơn 8 electron.

Đáp án C

Câu 3 :

Kí hiệu của 3 hạt neutron, proton, electron lần lượt là:

  • A

    n, p, e . 

  • B

    e, p, n 

  • C

    n, e, p 

  • D

    p, n , e

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào thành phần nguyên tử.

Lời giải chi tiết :

Kí hiệu của 3 hạt neutron, proton, electron: n, p, e

Đáp án A

Câu 4 :

Một nguyên tử có 10 proton trong hạt nhân. Theo mô hình nguyên tử của
Ro-dơ-pho - Bo, số lớp electron của nguyên tử đó là

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào mô hình nguyên tử của Ro – dơ – pho – Bo.

Lời giải chi tiết :

Vì p = e nên số electron của nguyên tử là 10 electron.

Lớp thứ nhất có tối đa 2 electron.

Lớp thứ hai có tối đa 8 electron.

Vậy 10 electron sẽ có 2 lớp electron.

Đáp án B

Câu 5 :

Nitơ (nitrogen) là nguyên tố hoá học phổ biến trong không khí. Trong hạt nhân nguyên tử nitơ có 7 proton. Số electron trong các lớp của vỏ nguyên tử nitơ, viết từ lớp trong ra lớp ngoài, lần lượt là?

  • A

    7

  • B

    2,5. 

  • C

    2,2,3. 

  • D

    2,4,1.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào thành phần nguyên tử.

Lời giải chi tiết :

Vì p = e nên e = 7 electron.

Số electron trong các lớp vỏ nguyên tử nitrơ lần lượt là 2,5.

Đáp án B

Câu 6 :

Nguyên tử calcium có 20 electron ở vỏ nguyên tử. Hạt nhân của nguyên tử
calcium có số proton là

  • A

    2

  • B

    10

  • C

    18

  • D

    20

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào p = e.

Lời giải chi tiết :

Vì Ca có 20 electron nên p = 20.

Đáp án D

Câu 7 :

Nguyên tử X có 16 proton. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là

  • A

    Chu kì 1 nhóm IA.

  • B

    Chu kì 3 nhóm VIA

  • C

    Chu kì 4 nhóm IA

  • D

    Chu kì 1 nhóm VIA.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào số electron vào các lớp.

Lời giải chi tiết :

Vì p = e nên X có 16 electron.

Lớp thứ 1 có tối đa 2 electron.

Lớp thứ 2 có tối đa 8 electron.

Lớp thứ 3 có tối đa 18 electron.

Vậy X có 16 electron có 3 lớp electron, với lớp ngoài cùng có 6 electron.

Số lớp electron = chu kì.

Số electron lớp ngoài cùng = số nhóm

Vậy X ở chu kì 3 nhóm VIA.

Đáp án B

Câu 8 :

Nguyên tử nguyên tố X có khối lượng phân tử là 2, biết số hạt proton là 1. Tìm số hạt neutron?

  • A

    0

  • B

    1

  • C

    2

  • D

    3

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào thành phần nguyên tử.

Lời giải chi tiết :

Khối lượng phân tử = P + N = 2

Mà P = 1 nên N = 1

Đáp án B

Câu 9 :

Số electron tối đa ở lớp electron thứ nhất là

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào mô hình nguyên tử Ro – dơ – pho – Bo.

Lời giải chi tiết :

Số electron tối đa ở lớp electron thứ nhất là 2.

Đáp án B

Câu 10 :

Nguyên tử nhôm (aluminium) ở vị trí nhóm IIIA, chu kì 3 trong bảng tuần hoàn. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử nhôm là

  • A

    3

  • B

    8

  • C

    10

  • D

    18

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào sơ lược về bảng tuần hoàn hóa học.

Lời giải chi tiết :

Vì chu kì = số lớp electron; số nhóm = số electron lớp ngoài cùng.

Vậy Al có 3 electron lớp ngoài cùng.

Đáp án A

Câu 11 :

Trong hạt nhân nguyên tử lưu huỳnh (sulfur) có 16 proton. Số electron trong các lớp của vỏ nguyên tử sulfur, viết từ lớp trong ra lớp ngoài, lần lượt là

  • A

    2, 10, 6.

  • B

    2, 6, 8.

  • C

    2, 8, 6.  

  • D

    2, 9, 5.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào mô hình nguyên tử Ro – dơ – pho – Bo.

Lời giải chi tiết :

Lớp thứ nhất có tối đa 2 electron.

Lớp thứ hai có tối đa 8 electron.

Lớp thứ 3 có 6 electron.

Vậy số electron trong các lớp của vỏ nguyên tử sulfur lần lượt là 2,8,6.

Đáp án C

Câu 12 :

Đồng (copper) và carbon là các

  • A

    Hợp chất.                   

  • B

    Hỗn hợp.

  • C

    Nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hoá học.         

  • D

    Nguyên tố hoá học.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào nguyên tố hóa học.

Lời giải chi tiết :

Đồng và carbon là các nguyên tố hóa học.

Đáp án D

Câu 13 :

Kí hiệu nào sau đây là kí hiệu hoá học của nguyên tố magnesium?

  • A

    MG.    

  • B

    Mg. 

  • C

    mg.     

  • D

    mG.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào kí hiệu nguyên tố hóa học.

Lời giải chi tiết :

Magnesium có kí hiệu là Mg.

Đáp án B

Câu 14 :

Mặt trời chứa hydrogen, 25% helium và 2% các nguyên tố hóa học khác. Phần trăm nguyên tố hydrogen có trong Mặt Trời là

  • A

    27%.

  • B

    62%.

  • C

    25%.

  • D

    73%.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào % các nguyên tố trong hợp chất.

Lời giải chi tiết :

Phần trăm nguyên tố hydrogen = 100 – 25 – 2 = 73%

Đáp án D

Câu 15 :

Tên gọi theo IUPAC của nguyên tố ứng với kí hiệu hóa học Na là

  • A

    Natri.

  • B

    Nitrogen.

  • C

    Natrium.

  • D

    Sodium.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào danh pháp của nguyên tố hóa học.

Lời giải chi tiết :

Na có tên gọi là sodium.

Đáp án D

Câu 16 :

Công thức hóa học của iron(III) oxide là Fe2O3. Nhận định nào sau đây là sai?

  • A

    Iron(III) oxide do hai nguyên tố Fe, O tạo ra.

  • B

    Trong một phân tử iron(III) oxide có hai nguyên tử Fe, ba nguyên tử O.

  • C

    Khối lượng phân tử iron(III) oxide là 160 amu.

  • D

    Trong phân tử iron(III) oxide tỉ lệ số nguyên tử Fe : O là 3 : 2.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào quy tắc hóa trị.

Lời giải chi tiết :

D sai, trong phân tử iron(III) oxide tỉ lệ số nguyên tử Fe : O = 2 : 3.

Đáp án D

Câu 17 :

Khi calcium chloride (CaCl2) hoà tan vào nước, sẽ có cation Ca2+ và anion Cl- trong dung dịch. Khi đó

  • A

    số ion Cl- gấp hai lần ion Ca2+

  • B

    số ion Ca2+ và Cl- bằng nhau.

  • C

    số ion Ca2+ bằng số nguyên tử chlorine.

  • D

    số ion Cl- gấp hai lần số nguyên tử Ca.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào liên kết hóa học.

Lời giải chi tiết :

Khi hoàn tan CaCl2 vào nước ta thấy số ion Cl- gấp hai lần ion Ca2+.

Đáp án A

Câu 18 :

Cho các chất: CO, NaCl, CaO, SO2, O2, K2O, BaBr2. Số chất chứa liên kết ion trong phân tử là

  • A

    2

  • B

    4

  • C

    5

  • D

    6

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào liên kết hóa học.

Lời giải chi tiết :

NaCl, CaO, K2O, BaBr2 là chất có chứa liên kết ion trong phân tử.

Đáp án B

Câu 19 :

Nguyên tố Fe có hóa trị III, Cl có hóa trị I. Công thức hóa học của hợp chất tạo bởi Fe và Cl là:

  • A

    FeCl3  

  • B

    Fe3Cl

  • C

    FeCl

  • D

    FeCl3

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào quy tắc hóa trị.

Lời giải chi tiết :

Công thức chung là FexCly

Theo quy tắc hóa trị: III.x = I.y

xy=13

Công thức hóa học là FeCl3

Đáp án A

Câu 20 :

Khối lượng phân tử của khí Chlorine (Cl2) là:

  • A

    35,5 amu.      

  • B

    32 amu

  • C

    71 amu

  • D

    56 amu.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào khối lượng phân tử.

Lời giải chi tiết :

Khối lượng phân tử khí chlorine là: 35,5.2 = 71amu

Đáp án C

Câu 21 :

Tốc độ của vật thể được tính bằng công thức nào?

  • A

    v=st

  • B

    v = s.t

  • C

    v = s – t

  • D

    v = s + t

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào công thức tính tốc độ

Lời giải chi tiết :

Tốc độ của vật thể được tính bằng công thức v=st

Đáp án A

Câu 22 :

Đơn vị của tốc độ trong hệ SI là gì?

  • A

    m/s

  • B

    km/h

  • C

    s

  • D

    cả A và B

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào đơn vị tốc độ

Lời giải chi tiết :

Đơn vị của tốc độ trong hệ SI là m/s, km/h

Đáp án D

Câu 23 :

Một xe đi được 60 km trong 2 giờ. Tốc độ trung bình của xe là bao nhiêu?

  • A

    15 km/h

  • B

    20 km/h

  • C

    30 km/h

  • D

    60 km/h

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào công thức tính tốc độ

Lời giải chi tiết :

v=st=602=30km/h

Đáp án C

Câu 24 :

Nếu đồ thị quãng đường - thời gian là đường thẳng đi qua gốc tọa độ, điều này cho thấy

  • A

    Vận tốc thay đổi

  • B

    Chuyển động đều

  • C

    Tăng tốc

  • D

    Giảm tốc

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào đồ thị quãng đường – thời gian

Lời giải chi tiết :

Nếu đồ thị quãng đường - thời gian là đường thẳng đi qua gốc tọa độ, điều này cho thấy chuyển động đều

Đáp án B

Câu 25 :

Xe máy chạy với tốc độ trung bình 50 km/h. Để đi quãng đường 200 km, xe cần bao nhiêu thời gian?

  • A

    3 giờ

  • B

    4 giờ

  • C

    5 giờ

  • D

    6 giờ

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào công thức tính tốc độ

Lời giải chi tiết :

Thời gian xe đi 200 km là: t=sv=20050=4giờ

Đáp án B

PHẦN 2. TỰ LUẬN
Câu 1 :

Cho sơ đồ một số nguyên tử sau:

  Nitrogen        Magnesium

Hãy chỉ ra: Số p trong hạt nhân, số e trong nguyên tử, số lớp electron và số e lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử.

Lời giải chi tiết :

 

Số p trong hạt nhân

số e trong nguyên tử

số lớp electron

số e lớp ngoài cùng

Nitrogen

7

7

2

5

Magnesium

12

12

3

2

Câu 2 :

Mặt Trời chứa khoảng 73% hydrogen và 25% helium, còn lại là các nguyên tố hóa học khác.

a) Phần trăm của các nguyên tố hóa học ngoài hydrogen và helium có trong Mặt Trời là bao nhiêu?

b) Một trong các nguyên tố khác có trong Mặt Trời là neon. Hạt nhân nguyên tử neon có 10 proton. Hãy cho biết số electron có trong lớp vỏ của neon. Hãy vẽ mô hình nguyên tử neon.

Lời giải chi tiết :

a) Phần trăm của các nguyên tố hóa học ngoài hydrogen và helium có trong Mặt Trời là:

100% - 73% - 25% = 2%.

b) Vì trong nguyên tử, số electron bằng số proton nên số electron trong lớp vỏ nguyên tử là 10. Mô hình nguyên tử neon:

Câu 3 :

Lập công thức hóa học và tính khối lượng phân tử của các chất trong các trường hợp sau:  a. Al và O.                      b. Mg và O                  c. Al và OH    

Lời giải chi tiết :

a. Al và O.

 Công thức dạng chung là: AlxOy

Theo quy tắc hóa trị ta có: III.x = II.y

 Chuyển tỉ lệ: xy=IIIII=23

Vậy x= 2, y =3 CTHH : Al2O3

Khối lượng phân tử của Al2O3 bằng: 27.2+16.3= 102 (amu)

b. Mg và O     

Công thức dạng chung là: MgxOy

Theo quy tắc hóa trị ta có: II.x = II.y

 Chuyển tỉ lệ: xy=IIII=22=11

Vậy x= 1, y = 1 CTHH : MgO

Khối lượng phân tử của MgO bằng: 24+16=  40 (amu)

c. Al và OH 

Công thức dạng chung là: Alx(OH)y

Theo quy tắc hóa trị ta có: III.x = I.y

 Chuyển tỉ lệ: xy=IIII=13

Vậy x= 1, y =3 CTHH :  Al(OH)3

Khối lượng phân tử của Al(OH)3 bằng: 27 +(16+1).3 = 78 (amu)

 

Câu 4 :

Hãy giải thích ý nghĩa của việc tính toán tốc độ trong việc đảm bảo an toàn giao thông.

Lời giải chi tiết :

Tốc độ là yếu tố quan trọng trong giao thông, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng dừng xe, tránh va chạm và giảm thiểu thương tích khi xảy ra tai nạn. Khi xe di chuyển với tốc độ cao, quãng đường phanh cần thiết cũng dài hơn, khó kiểm soát xe trong các tình huống bất ngờ. Ngoài ra, tác động của lực va chạm tăng lên khi tốc độ tăng, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Vì vậy, việc giới hạn tốc độ là cần thiết để giảm nguy cơ tai nạn.


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Repel Pests trong nông nghiệp: định nghĩa, các loại và cách sử dụng hiệu quả để đẩy lùi sâu bệnh hại và bảo vệ cây trồng - ưu điểm, hạn chế và cách sử dụng đúng cách.

Khái niệm về direct sunlight và cách bảo vệ bản thân khỏi ánh sáng mặt trời trực tiếp

Khái niệm về fading trong truyền thông không dây. Các loại fading và nguyên nhân gây ra fading. Các phương pháp chống fading như sử dụng anten đa hướng, tăng công suất phát và kỹ thuật mã hóa tín hiệu.

Discoloration: Definition, Causes, and Prevention Discoloration is the process of color change in materials. It can be caused by sunlight, chemicals, oxidation, and natural aging of the material. Understanding discoloration helps identify and solve color change issues. Causes of Discoloration The causes of discoloration include the impact of light, temperature, chemicals, and other factors. Sunlight and artificial light containing UV rays can fade and change the color of materials. High and low temperatures can also alter the color of materials. Chemicals from the environment and products used can cause discoloration. Other factors such as humidity, air pollution, and bacteria can also change the color of materials. Preventing Discoloration To prevent discoloration, proper product storage and material selection are important. Storing products in suitable conditions, avoiding direct sunlight exposure, and using materials resistant to environmental impacts can help. Applying protective coatings and using anti-discoloration additives can also prevent discoloration. Treating Discoloration Methods for treating discoloration include using cleaning agents, protective coatings, or replacing the affected material. Cleaning agents and coatings can restore the appearance of discolored materials. In severe cases, replacing the material may be a better solution. To replace the material, evaluating and diagnosing the discoloration, selecting suitable replacement materials, and conducting thorough inspections are necessary for the best results.

Công dụng của việc gấp quần áo và cách gấp quần áo đơn giản và nhanh chóng. Hướng dẫn cách sắp xếp quần áo gấp đúng cách vào tủ. Liệt kê những lỗi thường mắc phải khi gấp quần áo và cách khắc phục chúng.

Khái niệm về storage container - Định nghĩa và vai trò trong lưu trữ hàng hóa

Khái niệm về Shelf và vai trò của nó trong thiết kế nội thất. Các loại Shelf như Shelf góc, Shelf treo tường, Shelf đứng, Shelf xoay. Cấu trúc và chất liệu của Shelf như gỗ, kim loại, nhựa. Hướng dẫn về thiết kế và bố trí Shelf phù hợp với không gian và nhu cầu sử dụng.

Khái niệm về wrinkles, nguyên nhân gây wrinkles, các loại wrinkles, cách phòng tránh và điều trị wrinkles

Prolong Lifespan: Definition, Significance, and Factors Influencing It Discover the concept of prolong lifespan and its importance in the field of medicine. Prolong lifespan refers to increasing longevity and improving quality of life. It is not just about adding years but also about enhancing physical and mental health. The significance of prolong lifespan lies in creating strategies to enhance health and longevity through lifestyle changes, healthy eating, exercise, stress reduction, maintaining positive social relationships, and utilizing advanced medical techniques. Factors influencing prolong lifespan include genetics, diet, lifestyle, environment, and more. Genetic factors play a crucial role in determining lifespan by affecting disease resistance, cell quality, and stress response. Balanced and nutritious diet, regular physical activity, stress management, and a pollution-free living environment also contribute to extending lifespan and improving overall health. Other methods to prolong lifespan include maintaining social relationships, intellectual stimulation, weight control, and implementing preventive measures. Stay updated with the latest research on prolong lifespan, which includes methods, results, and new knowledge in this field. Research study number 4 focuses on exploring methods to extend lifespan, including dietary changes, regular exercise, and a healthy living environment. The results show that reducing calorie intake and maintaining regular exercise can prolong lifespan and improve quality of life. The study also emphasizes the impact of a healthy living environment on longevity. In summary, research study number 4 provides significant insights into extending lifespan and enhancing quality of life.

Khái niệm về quần áo bảo hộ

Xem thêm...
×