Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Bài 13. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá, môi trường và tài nguyên thiên nhiên - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Chân trời sáng tạo

Nội dung nào sau đây không phải là nội dung quyền của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá?

Cuộn nhanh đến câu

Câu 1

Nội dung nào sau đây không phải là nội dung quyền của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá?

A. Hưởng thụ và tiếp cận giá trị văn hoá.

B. Tham gia vào đời sống văn hoá.

C. Tham quan di sản văn hoá.

D. Sở hữu bất kì di sản văn hoá mà công dân tìm được.


Câu 2

Khi tìm được di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, công dân

A. có quyền sở hữu.

B. có quyền mua, bán, trao đổi với người khác.

C. có nghĩa vụ giao, nộp cho cơ quan có thẩm quyền.

D. có nghĩa vụ tạo điều kiện cho người khác tham quan, nghiên cứu.


Câu 3

Hành vi nào sau đây không đúng với quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

A. Công dân thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với hoạt động bảo vệ môi trường. 

B. Công dân tham gia hoạt động bảo vệ môi trường ở gia đình.

C. Công dân sử dụng hoá chất bị cấm trong sản xuất nông nghiệp.

D. Công dân tố cáo các hành vi vi phạm việc khai thác tài nguyên đất


Câu 4

Chọn đáp án điền vào chỗ trống để hoàn thiện nội dung sau: Công dân có nghĩa vụ ... kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh.

A. phát hiện.

B. thông báo.

C. ngăn chặn.

D. phòng ngừa


Câu 5

Chọn đáp án điền vào chỗ trống để hoàn thiện nội dung sau: Công dân có quyền ... các thông tin về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên theo quy định pháp luật.

A. bảo vệ, phát huy.

B. tôn trọng, bảo vệ.

C. tìm hiểu, tiếp cận.

D. khiếu nại, tố cáo.


Câu 6

Nội dung nào không thể hiện nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên:

A. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

B. Sử dụng tiết kiệm, hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên.

C. Đóng góp nghĩa vụ tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

D. Khiếu nại các hành vi vi phạm quy định pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.


Câu 7

Chọn đáp án điền vào chỗ trống để hoàn thiện nội dung sau:

Khiếu nại các hành vi vi phạm việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là ... của công dân.

A. quyền.

B. nghĩa vụ.

C. trách nhiệm.

D. quyền và nghĩa vụ.


Câu 8

Chọn đáp án điền vào chỗ trống để hoàn thiện nội dung sau: Tổ chức, cá nhân quản lí trực tiếp di sản văn hoá có ... tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham quan, du lịch, nghiên cứu di sản văn hoá.

A. quyền.

B. nghĩa vụ.

C. trách nhiệm.

D. quyền và nghĩa vụ


Câu 9

Hành vi nào sau đây phù hợp với quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

A. Anh A không dùng thiết bị che chắn khi xây dựng công trình nhà ở.

B. Bạn M tìm hiểu thông tin về các hiện vật trong bảo tàng.

C. Ông T không tập kết rác thải sinh hoạt đến nơi quy định.

D. Anh P có hành vi phá hoại hiện vật khi tham quan khu di tích.


Câu 10

Hành vi vi phạm quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá, môi trường và tài nguyên thiên nhiên phải chịu

A. trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm kỉ luật.

B. trách nhiệm hành chính, trách nhiệm kỉ luật.

C. trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự.

D. trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự.


Câu 11

Hãy nối nội dung cột A với nội dung phù hợp ở cột B

A

B

1. Công dân có quyền tham gia vào đời sống văn hoá như:

A. trong trường hợp di sản văn hoá có nguy cơ bị làm sai lệch giá trị, bị huỷ hoại, bị mất.

2. Công dân có quyền tìm hiểu, tiếp cận

B. là quyền của công dân.

3. Khiếu nại các hành vi vi phạm việc bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên

C. các thông tin về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên theo quy định của pháp luật.

4. Tố cáo các hành vi vi phạm việc bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên

D. là nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân quản lí trực tiếp di sản văn hoá.

5. Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham quan, du lịch, nghiên cứu di sản văn hoá

E. tham gia lễ hội, biểu diễn | nghệ thuật,...

6. Công dân có nghĩa vụ thông báo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền

G. vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của công dân.


Câu 12

Hãy cho biết các nhận định dưới đây đúng hay sai. Vì sao?

a. Công dân có quyền khai thác không giới hạn tài nguyên thiên nhiên

b. Vi phạm quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hóa thì bị xử phạt vi phạm hành chính.

c. Công dân phải báo ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi phát hiện di sản văn hoá bị xâm hại.

d. Công dân có quyền tìm hiểu, thu thập mọi thông tin về di sản văn hoá.

e. Công dân có nghĩa vụ khai thác tài nguyên theo sự cấp phép của Nhà nước.

g. Sử dụng tài nguyên đúng mục đích là nghĩa vụ của công dân khi khai thác tài nguyên.


Câu 13

Hãy đọc trường hợp sau để trả lời câu hỏi.

Sau khi gặt lúa xong, ông B mang toàn bộ rơm ra cạnh đường quốc lộ để đốt, khói bay làm ảnh hưởng đến tầm nhìn của người tham gia giao thông. Thấy vậy, ông T – Trưởng thôn, đã đến nhắc nhở ông B, yêu cầu lần sau không được mang rơm ra cạnh đường quốc lộ đốt. Trường hợp nếu ông B còn vi phạm sẽ thông báo đến cơ quan có thẩm quyền để xử lí. Theo em, hành vi của ông B vi phạm quy định nào của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường tài nguyên thiên nhiên? Vì sao?

Hậu quả của hành vi do ông B gây ra là gì?


Câu 14

Hãy đọc trường hợp sau để trả lời câu hỏi.

Đình thần làng H thuộc xã K được công nhận là Di sản văn hóa vật thể cấp tỉnh. Đình này được giao cho Ban Quản lí di tích xã K quản lí và ông M là người trực tiếp trông coi, vệ sinh, chăm lo hương khỏi. Trong một lần quét dọn đình, ông M phát hiện mười bức liễn quý làm bằng gỗ treo trong đình bị mất. Ông đã báo cho cơ quan công an để kịp thời xác minh, điều tra và thu hồi lại số liễn quý bị mất, trao trả lại cho đình làng H.

Em có nhận xét gì về việc làm của ông M?


Câu 15

Hãy đọc các trường hợp sau để đánh dấu X vào cột tương ứng.


Câu 16

 

 

Trường hợp

Phù hợp quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá, môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Không phù hợp quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá, môi trường và tài nguyên

a. Bạn C tham gia chương trình Ngày thứ Bảy xanh, bảo vệ môi trường ở nơi cư trú.

 

X

 

b. Chị D phát hiện di vật cổ, biết chúng có giá trị nhưng chị không giao nộp cho các cơ quan chức năng.

 

 

X

c. Anh A tố cáo cơ sở sản xuất giấy thủ công của bà T vi phạm quy định về bảo vệ môi trường.

 

X

 

d. Ông H, người được giao trông nom di tích N, phát hiện hiện vật trong di tích bị mất nhưng không thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền.

 

 

X

e. Bạn N tham gia chương trình tái chế các sản phẩm từ nhựa của Trường X.

 

X

 

g. Ông K đánh bắt cá bằng

thuốc nổ.

 

 

X


Câu 17

Hãy viết bài giới thiệu một di sản văn hóa mà em biết, sau đó chia sẻ trước lớp.


Câu 18

Hãy cùng các bạn trong nhóm xây dựng kế hoạch tuyên truyền về quyền, nghĩa vụ trong bảo vệ môi rường và tài nguyên thiên nhiên trình bày kế hoạch trước lớp theo gợi ý sau:

- Đối tượng tuyên truyền;

- Hình thức, nội dung tuyên truyền;

- Thời gian, địa điểm tuyên truyền;

-....


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Khái niệm về rèn và vai trò của nó trong ngành công nghiệp sản xuất và chế tạo. Các công nghệ rèn bao gồm rèn dập nóng, rèn dập lạnh, rèn bóng và rèn xoắn. Các loại vật liệu được rèn bao gồm thép, nhôm, đồng và titan. Quá trình rèn bao gồm chuẩn bị nguyên liệu, đốt nóng, rèn dập và xử lý bề mặt. Ứng dụng của rèn trong đời sống, công nghiệp và quân sự.

Khái niệm về ferromagnetic

Khái niệm về nam châm - định nghĩa và vai trò trong đời sống và công nghiệp. Nguyên lý hoạt động, loại và quá trình sản xuất nam châm. Ứng dụng của nam châm trong thang máy, loa và các thiết bị điện tử.

Định nghĩa về tính chất cơ học của sắt và vai trò của nó trong lĩnh vực kỹ thuật. Tính chất cơ học của sắt là khả năng chịu lực và biến dạng khi tải trọng được áp dụng. Điều này cho phép sắt có thể chịu được các tải trọng và lực tác động khác nhau mà không bị hư hỏng hoặc đổ vỡ.

Khái niệm về độ bền kéo

Khái niệm về khả năng chịu va đập

Khái niệm về đơn vị đo độ bền kéo

Khái niệm về đo độ co giãn, định nghĩa và vai trò của nó trong vật lý. Bài học này giới thiệu về khái niệm và vai trò của đo độ co giãn trong vật lý. Đo độ co giãn là khả năng của vật liệu để biến dạng khi gặp lực tác động và là đặc tính quan trọng để đánh giá tính linh hoạt và đàn hồi của vật liệu. Có hai phương pháp đo độ co giãn là phương pháp tĩnh và động, phụ thuộc vào tốc độ biến dạng. Đo độ co giãn giúp xác định tính chất cơ học của vật liệu, kiểm tra chất lượng và phát triển vật liệu mới. Hiểu rõ về độ co giãn là rất quan trọng để nắm vững về tính chất cơ học và chất lượng của vật liệu. Cách đo độ co giãn bằng phương pháp kéo giãn và đo bằng cách nén, và các đại lượng liên quan như độ dài ban đầu, độ dài sau khi kéo giãn, độ dày ban đầu và độ dày sau khi nén. Ứng dụng của đo độ co giãn trong sản xuất, kiểm tra chất lượng và nghiên cứu khoa học.

Khái niệm đo độ lún, định nghĩa và vai trò của nó trong đo lường địa hình

Khái niệm về đo độ phá vỡ

Xem thêm...
×