Đề số 5 - Đề kiểm tra học kì 2 - Toán 7
Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 5 - Đề kiểm tra học kì 2 - Toán 7
Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)
Câu 1: Thu gọn đơn thức −x3(xy)413x2y3z3 kết quả là:
A. 13x6y8z3 B.13x9y5z4
C. −3x8y4z3 D.−13x9y7z3
Câu 2: Đơn thức thích hợp điền vào chỗ chấm trong phép toán: 3x3+...=−3x3 là:
A. 3x3 B. −6x3
C.0 D. 6x3
Câu 3 Cho các đa thức A=3x2−7xy−34;B=−0,75+2x2+7xy. Đa thức C thỏa mãn C+B=A là:
A.C=14xy−x2 B. C=x2
C.C=5x2−14xy D.x2−14xy
Câu 4: Cho hai đa thức P(x)=−x3+2x2+x−1 và Q(x)=x3−x2−x+2 nghiệm của đa thức P(x)+Q(x) là:
A. Vô nghiệm B. −1
C. 1 D. 0
Câu 5: Cho tam giác nhọn ABC,∠C=500 các đường cao AD,BE cắt nhau tại K. Câu nào sau đây sai?
A. ∠AKB=1300 B. ∠KBC=400
C. ∠A>∠B>∠C D. ∠KAC=∠EBC
Câu 6: Cho tam giác ABC có ∠A=700. Gọi I là giao điểm các tia phân giác ∠B và ∠C. Số đo ∠BIC là:
A. 1350 B. 1150
C. 1250 D. 1050
Câu 7: Cho ΔABC có ∠C=500,∠B=600. Câu nào sau đây đúng:
A. AB>AC>BC
B. AB>BC>AC
C. BC>AC>AB
D. AC>BC>AB
Câu 8: Cho ΔABC có AB=AC có ∠A=2∠B có dạng đặc biệt nào:
A. Tam giác vuông
B. Tam giác đều
C. Tam giác cân
D. Tam giác vuông cân
II. TỰ LUẬN (8 điểm)
Bài 1 (1,5 điểm) Cho đa thức: 7x3+3x4−x+5x2−6x3−2x4+2018+x3
a) Thu gọn và sắp xếp đa thức theo lũy thừa giảm của biến.
b) Chỉ rõ hệ số cao nhất và hệ số tự do của đa thức.
Bài 2 (2,5 điểm) Cho 2 đa thức P(x)=x2+2x−5 và Q(x)=x2−9x+5
a) Tính M(x)=P(x)+Q(x);N(x)=P(x)−Q(x)
b) Tìm nghiệm các đa thức M(x);N(x)
c) Không đặt phép tính tìm đa thức Q(x)−P(x)
Bài 3 (3,5 điểm) Cho ΔABC vuông tại C có ∠A=600. Tia phân giác ∠BAC cắt BC ở E. Kẻ EK vuông góc với AB ở K. Kẻ BD vuông góc với AE ở D.
a) Chứng minh: AC=AK và CK⊥AE
b) Chứng minh: AB=2AC
c) Chứng minh:EB>AC
d) Chứng minh: AC,EK,BD là ba đường đồng quy.
Bài 4 (0,5 điểm) Cho đa thức f(x)=ax2+bx+c. Tính giá trị của f(−1) biết a+c=b+2018.
Đ/a TN
1D | 2B | 3D | 4A |
5C | 6C | 7C | 8D |
Câu 1:
Phương pháp: Áp dụng quy tắc nhân đơn thức: Để nhân hai đơn thức ta nhân các hệ số với nhau và nhân các phần biến với nhau.
Cách giải:
−x3(xy)413x2y3z3=−13x5.x4.y4.y3.z3=−13x9.y7.z3
Chọn D
Câu 2:
Phương pháp: Để cộng (hay trừ) các đơn thức đồng dạng, ta cộng (hay trừ) các hệ số với nhau và giữ nguyên phần biến.
Cách giải:
Đơn thức cần điền vào dấu ba chấm là:
−3x3−3x3=(−3−3)x3=−6x3
Chọn B
Câu 3:
Phương pháp: Áp dụng quy tắc cộng, trừ hai đa thức: Muốn cộng, trừ hai đa thức, ta thực hiện nhóm các hạng tử đồng dạng rồi cộng các đơn thức đồng dạng với nhau.
Cách giải:
C+B=A⇒C=A−B=3x2−7xy−34−(−0,75+2x2+7xy)
=3x2−7xy−34+0,75−2x2−7xy=x2−14xy
Chọn D
Câu 4:
Phương pháp: Áp dụng quy tắc cộng, trừ hai đa thức. Giải P(x)+Q(x)=0để tìm nghiệm của đa thức đó.
+ Muốn cộng, trừ hai đa thức, ta thực hiện nhóm các hạng tử đồng dạng rồi cộng các đơn thức đồng dạng với nhau.
+ Nghiệm của đa thức một biến: Nếu tại x=a đa thức P(x) có giá trị bằng 0 thì ta nói a {hoặc x=a } là một nghiệm của đa thức đó.
Cách giải:
P(x)+Q(x)=−x3+2x2+x−1+x3−x2−x+2=x2+1
P(x)+Q(x)=0⇔x2+1=0
⇔x2=−1 (Vô nghiệm) (Vì x2≥0 với mọi x)
Chọn A
Câu 5:
Phương pháp: Áp dụng tính chất trong tam giác vuông hai góc nhọn phụ nhau, tính chất hai góc kề bù.
Cách giải:
Xét ΔvBEC có:
∠E=900⇒∠C+∠EBC=900⇒∠EBC=900−∠C=900−500=400
nên kết luận của đáp án B đúng.
Xét ΔvBKD có:
∠D=900⇒∠KBD+∠BKD=900⇒∠BKD=900−∠KBD=900−400=500
Mà ∠BKD+∠BKA=1800⇒∠BKA=1800−∠BKD=1800−500=1300 nên kết luận của đáp án A đúng.
Xét ΔvADC có:
∠D=900⇒∠DAC+∠C=900⇒∠DAC=900−∠C=900−500=400⇒∠KAC=∠EBC
Nên kết luận của đáp án D đúng.
Vậy kết luận của đáp án C sai.
Chọn C
Câu 6:
Phương pháp: Áp dụng tính chất tia phân giác và định lý tổng ba góc của tam giác.
Cách giải:
Vì BI và CI là tia phân giác của ∠ABC và ∠ACB(gt)
⇒{∠IBC=12∠ABC∠ICB=12∠ACB (tính chất tia phân giác)
⇒∠IBC+∠ICB=12(∠ABC+∠ACB)=12(1800−∠A)=12(1800−700)=12.1100=550
Xét ΔBIC có: ∠BIC+∠IBC+∠ICB=1800 (tổng ba góc trong tam giác)
⇒∠BIC=1800−(∠IBC+∠ICB) =1800−550=1250
Chọn C
Câu 7:
Phương pháp: Áp dụng định lý tổng ba góc của một tam giác và bất đẳng thức trong tam giác.
Cách giải: Xét ΔABC có: ∠A+∠B+∠C=1800 (định lý tổng ba góc trong tam giác)
⇒∠A=1800−∠B−∠C=1800−500−600=700
Vì ∠C<∠B<∠A(500<600<700)⇒AB<AC<BC (bất đẳng thức tam giác)
Chọn C.
Câu 8:
Phương pháp: Áp dụng định lý tổng ba góc trong tam giác, tính chất tam giác cân, dấu hiệu nhận biết tam giác vuông cân.
Cách giải:
Vì AB=AC(gt)⇒ΔABC cân tại A (dấu hiệu nhận biết tam giác cân)
⇒∠B=∠C (tính chất tam giác cân)
Ta có: ∠A+∠B+∠C=1800 (định lý tổng ba góc của tam giác)
Mà
{∠B=∠C∠A=2∠B∠A+∠B+∠C=1800⇒2∠B+2∠C=1800
⇒∠B+∠C=1800:2=900⇒∠A=1800−900=900
⇒ΔABC là tam giác vuông cân tại A (dấu hiệu nhận biết tam giác vuông cân)
Chọn D
LG bài 1
LG bài 2
LG bài 3
LG bài 4
Mẹo tìm đáp án nhanh
Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365