Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Tác giả - Tác phẩm tập 1


Tác giả Nam Cao

Chí Phèo - Nam Cao Tác giả Hồ Biểu Chánh. Cha con nghĩa nặng - Hồ Biểu Chánh Vi hành - Nguyễn Ái Quốc Tác giả Nguyễn Công Hoan Tinh thần thể dục - Nguyễn Công Hoan Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài - Nguyễn Huy Tưởng Tác giả U. Sếch-xpia Tình yêu và thù hận - U. Sếch-xpia Hạnh phúc của một tang gia - Vũ Trọng Phụng Tác giả Vũ Trọng Phụng Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân Hai đứa trẻ - Thạch Lam Tác giả Thạch Lam Xin lập khoa luật - Nguyễn Trường Tộ Tác giả Nguyễn Trường Tộ Chiếu cầu hiền - Ngô Thì Nhậm Tác giả Ngô Thì Nhậm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Nguyễn Đình Chiểu Tác giả Nguyễn Đình Chiểu. Bài ca phong cảnh Hương Sơn - Chu Mạnh Trinh Tác giả Chu Mạnh Trinh Chạy giặc - Nguyễn Đình Chiểu Lẽ ghét thương - Nguyễn Đình Chiểu Bài ca ngắn đi trên bãi cát - Cao Bá Quát Tác giả Cao Bá Quát Bài ca ngất ngưởng - Nguyễn Công Trứ Vịnh khoa thi Hương - Trần Tế Xương Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến (Đọc thêm) Thương vợ - Trần Tế Xương Tác giả Trần Tế Xương Câu cá mùa thu - Nguyễn Khuyến Tác giả Nguyễn Khuyến Tự tình II - Hồ Xuân Hương Tác giả Hồ Xuân Hương Vào phủ chúa Trịnh - Lê Hữu Trác Tác giả Lê Hữu Trác Giới thiệu tác giả Nam Cao Tác giả Huy Cận - Ngữ Văn 11

Tác giả Nam Cao

Tìm hiểu tác giả Nam Cao gồm các nội dung tiểu sử, cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, phong cách văn học và đóng góp cho nền văn học.

1. Tiểu sử 

- Nam Cao (1915/1917 – 1951), tên thật là Trần Hữu Tri.

- Quê ông ở Lý Nhân, Hà Nam.

- Ông sinh ra trong một gia đình công giáo bậc trung.

- Thuở nhỏ ông học ở trường làng, sau đó được gửi xuống Nam Định học.

- Sau đó do thể chất yếu nên ông về nhà chữa bệnh rồi cưới vợ.

- Năm 18 tuổi ông vào Sài Gòn nhận làm thư kí cho một hiệu may.

- Khi trở ra Bắc ông dạy học tại Hà Nội.

- Năm 1943 ông gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc.

- Năm 1945 ông tham gia cướp chính quyền ở Lý Nhân và được cử làm chủ tịch xã.

- Năm 1946 ông gia Hà Nội hoạt động Hội Văn hóa cứu quốc

- Năm 1948 ông gia nhập Đảng Cộng Sản Việt Nam.

- Năm 1950 ông làm việc cho Hội Văn nghệ Việt Nam, tại tạp chí văn nghệ.

2. Sự nghiệp văn học

a. Quan điểm sáng tác

- Ông theo quan điểm “nghệ thuật vị nhân sinh” ": “Nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than”

- Ông quan niệm: Tác phẩm "phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi; ca tụng tình yêu, bác ái, công bằng” và "Văn chương không cần đến sự khéo tay, làm theo một cái khuôn mẫu. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo ra cái gì chưa có”.

b. Tác phẩm chính

   Ông để lại khối lượng tác phẩm lớn với nhiều thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, truyện ký như các tác phẩm: “Sống mòn”, “Lão Hạc”, “Chí Phèo”, “ Giăng sáng”, “Lão Hạc”, “Chí Phèo”, “Đôi mắt”, ...

c. Phong cách nghệ thuật

- Đề cao tư tưởng con người : Quan tâm tới đời sống tinh thần của con người, luôn hứng thú khám phá "con người trong con người".

- Đi sâu khám phá nội tâm nhân vật

- Thường viết về những cái nhỏ nhặt nhưng lại mang ý nghĩa triết lý sâu sắc

- Ông có phong cách triết lý trữ tình sắc lạnh.

3. Vị trí và tầm ảnh hưởng

- Là nhà văn lớn, một cây bút xuất sắc của nền văn học hiện đại.

- Là nhà văn hiện thực nhân đạo xuất sắc của thế kỉ XX. Nam Cao đã đưa chủ nghĩa hiện thực lên một bước đột phá: chủ nghĩa hiện thực tâm lí.

- Ông nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật năm 1996.

Sơ đồ tư duy - Tác giả Nam Cao

baitap365.com


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

×