Đề ôn tập học kì 1 – Có đáp án và lời giải
Đề kiểm tra học kì 1 sử 9 - Đề số 7 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra học kì 1 sử 9 - Đề số 8 có lời giải chi tiết Đề kiểm tra học kì 1 sử 9 - Đề số 9 có lời giải chi tiết Đề kiểm tra học kì 1 lịch sử 9- Đề số 10 có lời giải chi tiết Đề kiểm tra học kì 1 sử 9 - Đề số 6 có lời giải chi tiết Đề kiểm tra học kì 1 sử 9 - Đề số 5 có lời giải chi tiết Đề kiểm tra học kì 1 sử 9 - Đề số 4 có lời giải chi tiết Đề kiểm tra học kì 1 sử 9 - Đề số 3 có lời giải chi tiết Đề kiểm tra học kì 1 sử 9 - Đề số 2 có lời giải chi tiết Đề kiểm tra học kì 1 sử 9 - Đề số 1 có lời giải chi tiếtĐề kiểm tra học kì 1 sử 9 - Đề số 7 có lời giải chi tiết
Đề bài
I-TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Câu 1: Cuộc cách mạng nào được tiến hành sau khi giành độc lập đã giúp Ấn Độ tự túc được lương thực cho toàn bộ người dân?
A. Cách mạng xanh
B. Cách mạng chất xám
C. Cách mạng trắng
D. Cách mạng nhung
Câu 2: Cuộc nội chiến ở Trung Quốc (1946-1949) diễn ra giữa các lực lượng nào?
A. Phong kiến Mãn Thanh và Đảng Cộng sản Trung Quốc
B. Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc
C. Tập đoàn phong kiến quân phiệt ở phía Bắc và Đảng Cộng sản Trung Quốc
D. Tập đoàn phong kiến quân phiệt ở phía Bắc và Trung Hoa Dân Quốc
Câu 3: Ngày 1-10-1949 ở Trung Quốc đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?
A. Nam Kinh được giải phóng
B. Quốc Dân Đảng thất bại và phải rút ra đảo Đài Loan
C. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập
D. Bắc Kinh được giải phóng
Câu 4: Yếu tố nào dẫn đến sự phân hóa về đường lối đối ngoại của các nước Đông Nam Á từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX?
A. Ảnh hưởng của cuộc chiến tranh lạnh
B. Sự khác biệt về trình độ phát triển
C. Sự khác biệt về hệ tư tưởng
D. Ảnh hưởng của cách mạng khoa học kĩ thuật, xu thế toàn cầu hóa
Câu 5: Đâu không phải là nhân tố tác động đưa tới sự thành lập của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?
A. Nhu cầu hợp tác cùng phát triển giữa các nước
B. Hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn vào khu vực
C. Xu thế liên kết khu vực
D. Tác động của cuộc khủng hoảng dầu mỏ
Câu 6: Chiến lược nào được chính phủ Nam Phi đề ra nhằm xóa bỏ chế độ Apacthai về kinh tế?
A. Phân phối lại hàng hóa và thị trường.
B. Tăng trưởng, việc làm và phân phối lại
C. Bình đẳng trong kinh tế
D. Tăng trưởng bền vững
Câu 7: Tổ chức nào ở châu Phi đóng vai trò chủ yếu trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế- chính trị ở khu vực?
A. Liên minh châu Phi
B. Cộng đồng kinh tế châu Phi
C. Hội đồng tương trợ kinh tế châu Phi
D. Hiệp hội các nước châu Phi
Câu 8: Tình trạng không ổn định của châu Phi đặt ra yêu cầu gì cho toàn nhân loại hiện nay?
A. Cần có sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng quốc tế trên tất cả các lĩnh vực
B. Cần phải xóa bỏ triệt để chế độ phân biệt chủng tộc
C. Cần phải phân định lại đường biên giới cho phù hợp
D. Cần phải loại bỏ các phần tử khủng bố ở khu vực
Câu 9: Ngày 1-1-1959 ở Cuba đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?
A. 135 thanh niên yêu nước do Phiden Catsxtorô chỉ huy tấn công trại lính Moncada
B. chế độ độc tài Batixta bị lật đổ
C. chế độ độc tài Batixta được thiết lập
D. cuộc tấn công của Mĩ ở bờ biển Hi-rôn
Câu 10: Lãnh tụ của phong trào cách mạng ở Cuba (1959) là ai?
A. N. Manđêla
B. Phiđen Cátxtơrô
C. G. Nêru
D. M. Ganđi
Câu 11: Năm 1961, Phiđen Cátxtơrô đã tuyên bố với toàn thế giới, Cuba sẽ tiến lên
A. Chủ nghĩa tư bản
B. Chủ nghĩa xã hội
C. Quân chủ lập hiến
D. Cộng hòa Tổng thống
Câu 12: Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai khởi đầu từ quốc gia nào?
A.Anh.
B.Pháp.
C.Liên Xô.
D.Mỹ.
Câu 13: Năm 1969, Mĩ đã đạt được thành tựu gì nổi bật về khoa học - kĩ thuật?
A.Tiến hành cuộc “cách mạng xanh”
B.Chế tạo ra công cụ sản xuất mới
C.Đưa con người lên mặt trăng
D.Tạo ra cừu Đô-li
Câu 14: Điểm nổi bật trong chính sách đối nội của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A.Thực hiện chế độ phân biệt chủng tộc.
B.Chống phong trào công nhân và Đảng cộng sản Mỹ hoạt động.
C.Chống sự nổi loạn của thế hệ trẻ.
D.Đối phó với phong trào đấu tranh của người da đen.
Câu 15: Chính sách đối ngoại nổi bật của Mĩ trong giai đoạn 1991-2000 là
A. Cố gắng thiết lập trật tự thế giới đơn cực
B. Tìm cách tiêu diệt Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa
C. Thiết lập chế độ thực dân kiểu mới ở châu Á
D. Nới lỏng sự kiểm soát đối với Đảng Cộng sản ở Mĩ
Câu 16: Nguyên nhân phát triển của kinh tế Mĩ và Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai có điểm gì giống nhau?
A.Lợi dụng vốn đầu tư nước ngoài, tập trung đầu tư vào các ngành kĩ thuật then chốt.
B.Áp dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất
C.Phát huy truyền thống tự lực.
D.Tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào.
II-TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 17. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Nhật Bản đã đạt được sự phát triển “thần kì” như thế nào? Những nguyên nhân nào đã dẫn đến sự phát triển đó? Tại sao nói “Nước Nhật đã đánh mất 10 năm cuối thế kỉ XX”?
Câu 18. Cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật từ năm 1945 đến nay đã và đang có những tác động như thế nào đối với cuộc sống của con người?
Mẹo tìm đáp án nhanh
Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365