Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Sao Biển Xám
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Đề kiểm tra học kì 1 sử 9 - Đề số 8 có lời giải chi tiết

Đề bài

I-TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Câu 1: Kế hoạch 5 năm (1946-1950) của Liên Xô đã hoàn thành trước thời hạn bao lâu?

A. 1 năm 3 tháng

B. 9 tháng

C. 12 tháng

D. 10 tháng

Câu 2: Biểu hiện nào chứng tỏ Liên Xô đã trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới?

A. Sản xuất công nghiệp bình quân hằng năm tăng 9,6%

B. Sản lượng công nghiệp Liên Xô chiếm khoảng 20% sản lượng công nghiệp thế giới

C. Chế tạo thành công bom nguyên tử

D. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo vào vũ trụ

Câu 3. Từ năm 1950 đến năm 1975, Liên Xô đã đề ra và thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn với mục đích gì?

A. Phấn đấu đạt 20% tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới.

B. Hoàn thành cơ giới hóa, điện khí hóa, hóa học hóa nền kinh tế.

C. Trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới.

D. Tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất-kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội

Câu 4: Tình hình chính trị của các nước Đông Âu trước chiến tranh thế giới thứ hai có đặc điểm gì?

A. Bị phát xít Đức chiếm đóng

B. Lệ thuộc vào Liên Xô

C. Là thuộc địa của các nước tư bản Tây Âu

D. Lệ thuộc vào các nước tư bản Tây Âu

Câu 5: Sự kiện nào đã mở đầu chinh phục vũ trụ của loài người trong thế kỉ XX?

A. Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo vào vũ trụ

B. Liên Xô phóng thành công tàu vũ trụ có người bay vào vũ trụ

C. Mĩ đưa con người đặt chân lên mặt trăng

D. Mĩ chế tạo thành công máy bay

Câu 6. Nguyên nhân chủ yếu nào khiến Liên Xô phải tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh (1946-1950)?

A. Các nước đế quốc tiến hành bao vây cấm vận Liên Xô

B. Liên Xô chịu tổn thất nặng nề từ cuộc chiến tranh thế giới thứ hai

C. Phong trào cách mạng thế giới phát triển cần có sự giúp đỡ của Liên Xô

D. Mĩ đang chuẩn bị phát động cuộc chiến tranh lạnh chống Liên Xô

Câu 7: Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của các nước Đông Âu đã mắc phải sai lầm nghiêm trọng nào?

A.Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.

B.Tập thể hóa nông nghiệp.

C.Thực hiện chế độ bao cấp về kinh tế.

D.Rập khuôn máy móc mô hình xây dựng CNXH ở Liên Xô

Câu 8: Điểm nổi bật trong đường lối đối ngoại của Inđônêxia và Miến Điện từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX là

A. Ủng hộ Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa

B. Ủng hộ Mĩ trong cuộc chiến tranh Việt Nam

C. Hòa bình, trung lập

D. Đứng về phía Mĩ, tham gia vào khối SEATO

Câu 9: Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực” là mục tiêu hoạt động của tổ chức nào?

A. Liên hợp quốc

B. SEATO

C. ASEAN

D. APEC

Câu 10: Những thành viên sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bao gồm các quốc gia nào?

A. Thái Lan, Inđônêxia, Xingapo, Malaysia, Philippin

B. Thái Lan, Mianma, Philippin, Malaysia, Inđônêxia

C. Xingapo, Indonexia, Thái Lan, Brunây, Mianma

D.  Philippin, Mianma, Indonexia, Thái Lan, Xingapo

Câu 11: Chiến lược nào được chính phủ Nam Phi đề ra nhằm xóa bỏ chế độ Apacthai về kinh tế?

A. Phân phối lại hàng hóa và thị trường.

B. Tăng trưởng, việc làm và phân phối lại

C. Bình đẳng trong kinh tế

D. Tăng trưởng bền vững

Câu 12: Năm 1990, ở nước Đức đã diễn ra sự kiện lịch sử gì?

A.Bức tường Béc-lin sụp đổ.

B.Nước Đức tái thống nhất.

C.Hai nước Đức thiết lập quan hệ ngoại giao với nhau.

D.Hai nước Đức bình thường hóa quan hệ ngoại giao với nhau.

Câu 13: Từ những năm 50 của thế kỉ XX, trong hoạt động kinh tế của các nước Tây Âu có điểm gì nổi bật?

A. Sự cạnh tranh quyết liệt giữa các cường quốc

B. Sự liên kết kinh tế giữa các nước trong khu vực

C. Mở rộng hoạt động thương mại với các nước châu Á

D. Mở rộng quan hệ kinh tế với khối SEV

Câu 14: Hiệp ước nào đã đánh dấu bước chuyển từ Cộng đồng châu Âu (EC) sang Liên minh châu Âu (EU)?

A.  Hiệp ước Rôma

B.  Hiệp ước Maxtrích

C. Định ước Henxinki

D. Hiệp ước Lisbon

Câu 15: Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) ra đời nhằm mục đích gì?

A.Hình thành một thị trường chung, tự do thuế quan, nhân công, tư bản

B.Cạnh tranh với khối SEV

C.Nâng cao vị thế của Tây Âu trên trường quốc tế

D.Cạnh tranh với Mĩ

Câu 16: Cuộc cách mạng nào được tiến hành sau khi giành độc lập đã giúp Ấn Độ tự túc được lương thực cho toàn bộ người dân?

A. Cách mạng xanh

B. Cách mạng chất xám

C. Cách mạng trắng

D. Cách mạng nhung.

II- TỰ LUẬN (4 điểm)

Câu 17. Hãy nêu các giai đoạn phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á, Phi và Mỹ Latinh từ sau năm 1945 đến nay. Trình bày các sự kiện lịch sử tiêu biểu của mỗi giai đoạn?

Câu 18. Trình bày những nét nổi bật trong chính sách đối nội, đối ngoại của Nhật Bản.


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

×