Đề ôn tập học kì 1 – Có đáp án và lời giải
Đề kiểm tra học kì 1 lịch sử 9- Đề số 10 có lời giải chi tiết
Đề thi kì 1 môn sử lớp 9 năm 2019 - 2020 Sở GDĐT Vĩnh Phúc Đề kiểm tra học kì 1 sử 9 - Đề số 9 có lời giải chi tiết Đề kiểm tra học kì 1 sử 9 - Đề số 8 có lời giải chi tiết Đề kiểm tra học kì 1 sử 9 - Đề số 7 có lời giải chi tiết Đề kiểm tra học kì 1 sử 9 - Đề số 6 có lời giải chi tiết Đề kiểm tra học kì 1 sử 9 - Đề số 5 có lời giải chi tiết Đề kiểm tra học kì 1 sử 9 - Đề số 4 có lời giải chi tiết Đề kiểm tra học kì 1 sử 9 - Đề số 3 có lời giải chi tiết Đề kiểm tra học kì 1 sử 9 - Đề số 2 có lời giải chi tiết Đề kiểm tra học kì 1 sử 9 - Đề số 1 có lời giải chi tiếtĐề kiểm tra học kì 1 lịch sử 9- Đề số 10 có lời giải chi tiết
Đề bài
I-TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Câu 1: Hội nghị Ianta được triệu tập vào thời điểm nào của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)?
A. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ
B. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn ác liệt
C. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc.
D. Chiến tranh thế giới thứ hai đã kết thúc
Câu 2: Hội nghị Ianta (1945) có sự tham gia của các nước nào?
A.Anh - Pháp - Mĩ.
B.Anh - Mĩ - Liên Xô.
C.Anh - Pháp - Đức.
D.Mĩ - Liên Xô - Trung Quốc.
Câu 3: Theo quy định của Hội nghị Ianta, quân đội nước nào sẽ chiếm đóng các vùng Đông Đức, Đông Âu, Đông Bắc Triều Tiên sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A.Liên Xô.
B.Mỹ.
C.Anh.
D. Pháp
Câu 4: Các vùng Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của quốc gia nào theo quy định của Hội nghị Ianta (2-1945)?
A. Liên Xô, Mĩ, Anh
B. Các nước phương Tây từng chiếm đóng ở đây.
C. Hoa Kỳ, Anh, Pháp.
D. Anh, Đức, Nhật Bản.
Câu 5: Nguyên nhân khách quan nào đã giúp kinh tế các nước Tây Âu phục hồi và phát triển sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Được đền bù chiến phí từ các nước bại trận.
B. Tinh thần lao động tự lực của các nước Tây Âu.
C. Được sự giúp đỡ từ Liên Xô.
D. Sự viện trợ của Mĩ trong kế hoạch Macsan.
Câu 6: Thành công của Tây Âu trong quá trình khôi phục kinh tế - xã hội sau chiến tranh có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
A. Xóa bỏ được tình trạng nhập siêu.
B. Khai thác được nguồn nguyên vật liệu, nhân công rẻ của các nước thế giới thứ ba.
C. Cơ bản ổn định và phục hồi về mọi mặt, trở thành đối trọng với khối xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu.
D. Tây Âu trở thành một trong ba trung tâm kinh tế thế giới.
Câu 7: Ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối nội của các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là?
A. Củng cố, phát triển mối quan hệ hợp tác khu vực.
B. Đấu tranh chống lại sự thao túng, ảnh hưởng của Mĩ ở châu Âu.
C. Chạy đua vũ trang, tham gia cuộc Chiến tranh lạnh chống Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa.
D. Củng cố chính quyền của giai cấp tư sản, ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội.
Câu 8: Đâu không phải là nhân tố thúc đẩy sự liên kết giữa các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Sự tương đồng về kinh tế- văn hóa
B. Tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật
C. Nhu cầu thoát khỏi sự lệ thuộc của Mĩ
D. Giải quyết bất đồng giữa khối tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa
Câu 9: Chế độ chính trị của Nhật Bản hiện nay là gì?
A.Chế độ xã hội chủ nghĩa.
B.Chế độ cộng hòa tổng thống
C.Chế độ quân chủ lập hiến
D.Chế độ quân chủ chuyên chế.
Câu 10: Việt Nam học tập được điều gì từ sự phát triển “thần kì” của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay?
A. Tranh thủ các nguồn viện trợ từ bên ngoài
B. Hạn chế ngân sách quốc phòng để tập trung phát triển kinh tế
C. Đầu tư phát triển giáo dục con người
D. Tăng cường vai trò quản lý điều tiết của nhà nước
Câu 11: Năm 1969, Mĩ đã đạt được thành tựu gì nổi bật về khoa học - kĩ thuật?
A.Tiến hành cuộc “cách mạng xanh”
B.Chế tạo ra công cụ sản xuất mới
C.Đưa con người lên mặt trăng
D.Tạo ra cừu Đô-li
Câu 12: Điểm nổi bật trong chính sách đối nội của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A.Thực hiện chế độ phân biệt chủng tộc.
B.Chống phong trào công nhân và Đảng cộng sản Mỹ hoạt động.
C.Chống sự nổi loạn của thế hệ trẻ.
D.Đối phó với phong trào đấu tranh của người da đen.
Câu 13: Chính sách đối ngoại nổi bật của Mĩ trong giai đoạn 1991-2000 là
A.Cố gắng thiết lập trật tự thế giới đơn cực
B. Tìm cách tiêu diệt Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa
C. Thiết lập chế độ thực dân kiểu mới ở châu Á
D. Nới lỏng sự kiểm soát đối với Đảng Cộng sản ở Mĩ
Câu 14: Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ hai, Cuba lại được coi là “Lá cờ đầu” trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh?
A. Lật đổ được chế độ độc tài, thiết lập chính phủ dân chủ
B. Tạo tiền đề cho sự phát triển của phong trào đấu tranh của Mĩ Latinh ở giai đoạn sau
C. Sau khi lật đổ được chế độ độc tài, thiết lập chính quyền dân chủ, Cuba tiến lên xây dựng CNXH
D. Nước đầu tiên lật đổ được chế độ độc tài, lập nên chính quyền dân chủ, cổ vũ phong trào đấu tranh ở khu vực phát triển
Câu 15: Vì sao có thể khẳng định: Cuộc tấn công pháo đài Môn-ca-đa (26-7-1953) đã mở ra một giai đoạn mới trong phong trào đấu tranh của nhân dân Cuba?
A. Thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh vũ trang trên toàn đảo với những người trẻ tuổi
B. Bước đầu làm sụp đổ chính quyền Batixta
C. Giải phóng được nhiều tù chính trị cho cách mạng Cuba
D. Giải phóng nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn ở Cuba
Câu 16: Điểm khác biệt cơ bản giữa phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh với châu Á, châu Phi ở đầu thế kỉ XIX là?
A. Kẻ thù
B. Phương pháp đấu tranh
C. Lực lượng tham gia
D. Kết quả.
II-Tự luận (4 điểm)
Câu 17. Phân tích tình hình thế giới sau “Chiến tranh lạnh”.
Câu 18. Chứng minh từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, “một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á’.
Mẹo tìm đáp án nhanh
Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365