Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Chuột Cam
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Đề thi học kì 2 Toán 7 - Đề số 6

I. TRẮC NGHIỆM ( 2 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước đáp án đó vào bài làm.

Cuộn nhanh đến câu

Đề thi

I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)

Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước đáp án đó vào bài làm.

Câu 1. Trong các khẳng định sau, khẳng định nào sai?

     A. Hình lăng trụ đứng tam giác có 4 mặt, 6 đỉnh       

     B. Hình lăng trụ đứng tam giác có 5 mặt, 6 đỉnh       

     C. Công thức tính diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng tứ giác và tam giác là Sxq=C.h     D. Hình lăng trụ đứng tứ giác là lăng trụ đứng tứ giác có các mặt bên là các hình chữ nhật

Câu 2. Cho ΔABC đều, có O là trọng tâm. Em hãy chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau:

     A.  Trọng tâm và trực tâm của ΔABC trùng nhau.        B.   AO không phải là tia phân giác của ^BAC .                 C.  BO là đường cao của ΔABC.                                      D.   CO là đường trung tuyến của ΔABC.

Câu 3. Một túi đựng 8 tấm thẻ được ghi các số 6; 8; 10; 12; 14; 16; 20; 30. Xét biến cố “Rút được tấm thẻ chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 3”. Xác suất của biến cố trên bằng bao nhiêu?

     A. 1.                                   B. 12.              C. 38.              D. 58.

Câu 4. Trong tam giác MNP  có điểm O cách đều 3 đỉnh tam giác. Khi đó O là giao điểm của:

A. Ba đường cao                                                                                                         B. Ba đường trung trực    

C. Ba đường trung tuyến                                                                                            D. Ba đường phân giác

Câu 5. Làm tính nhân: (2x+3).5x

     A. 10x2+15x            B. 2x2+15x               C. x(10x+15)         D. 10x2+3x

Câu 6. Bộ ba độ dài đoạn thẳng nào sau đây không thể tạo thành một tam giác?

            A. 18cm; 28cm; 10cm;           B. 5cm; 4cm; 6cm;      C. 15cm; 18cm; 20cm;           D. 11cm; 9cm; 7cm

Câu 7. Bậc của đa thức 10x7+x82x là:

A. 7                                    B. 8                                     C. 15                                              D. 10

Câu 8. Nếu đại lượng y tỉ lệ thuận với đại lượng x theo hệ số tỉ lệ là 2025 thì đại lượng x tỉ lệ thuận với đại lượng y theo hệ số tỉ lệ là:

A. 12025                                 B. 2025                               C. 12025                        D. 2025

II. PHẦN TỰ LUẬN (8,0 điểm)

Bài 1. (0,75 điểm) Phần bên trong của một cái khuôn làm bánh (không có nắp) có dạng hình hộp chữ nhật với đáy là hình vuông cạnh là 20cm, chiều cao 5cm. Người ta dự định sơn phần bên trong bằng loại sơn không dính. Hỏi với một lượng sơn đủ bao phủ được 100m2 thì sơn được bao nhiêu cái khuôn làm bánh?

Bài 2. (1,5 điểm) Hai ô tô khởi hành cùng một lúc A đến B. Xe thứ nhất đi từ A đến B hết 6 giờ, xe thứ hai đi từ B đến A hết 3giờ. Đến chỗ gặp nhau, xe thứ hai đã đi được một quãng đường dài hơn xe thứ nhất đã đi là 54 km. Tính quãng đường AB.

Bài 3. (2,25 điểm) 1. Cho 2 đa thức:

A(x)=6x25x+x34x27; B(x)=2x25x+11+2x2+x3

a) Thu gọn và sắp xếp các đa thức theo lũy thừa giảm dần của biến.

b) Tính A(2)B(1);

c) Tính A(x)+B(x)A(x)B(x)

2. Tìm x biết 2x2+3x8(x+5)(2x6)=24.

Bài 4. (3,5 điểm) Cho ΔABC (AB<AC). AE là phân giác của góc ^BAC (EBC). Trên cạnh AC lấy điểm M sao cho AM = AB.

a) Chứng minh ΔABE=ΔAME.

b) AE cắt BM tại điểm I. Chứng minh I là trung điểm của BM.

c) Trên tia đối của tia EM lấy điểm N sao cho EN = EC. Chứng minh ΔENB=ΔECM.

d) Chứng minh 3 điểm A,B,N thẳng hàng.

Bài 5. (0,5 điểm) Cho F(x)=x2nx2n1+...+x2x+1, G(x)=x2n+1+x2nx2n1+...+x2x+1 (x,nN). Tính giá trị của hiệu F(x)G(x) tại x = 2.


Lời giải

I. Trắc nghiệm

1. A

2. B

3. D

4. B

5. A

6. A

7. B

8. C

Câu 1.

Phương pháp:

 

Các mặt bên của hình lăng trụ đứng tam giác và hình lăng trụ đứng tứ giác đều là các hình chữ nhật.

Diện tích xung quanh của hình năng trụ đứng tam giác (lăng trụ đứng tứ giác)là: Sxq=C.h (trong đó C là chu vi đáy và h là chiều cao của hình lăng trụ)

Cách giải:

Hình lăng trụ đứng tam giác có 4 mặt, 6 đỉnh Sai

Hình lăng trụ đứng tam giác có 5 mặt, 6 đỉnh Đúng

Công thức tính diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng tứ giác và tam giác là  Sxq=C.hĐúng

Hình lăng trụ đứng tứ giác là lăng trụ đứng tứ giác có các mặt bên là các hình chữ nhật Đúng

Chọn A.

Câu 2.

Phương pháp:                

Áp dụng tính chất tam giác đều, tính chất 3 đường cao, 3 đường trung tuyến, 3 đường trung trực trong tam giác.

Cách giải:

 

Vì O là trọng tâm của ΔABC AO, BO, CO là 3 đường trung tuyến của ΔABC.

Mặt khác, ΔABC là tam giác đều nên AO, BO, CO cũng là đường cao của ΔABC. Do đó, O là trực tâm của ΔABC. Phát biểu của đáp án A, C, D đúng.

Loại đáp án A, C, D.

ΔABC là tam giác đều nên AO vừa là đường trung tuyến vừa là đường phân giác của ^BAC. Phát biểu của đáp án B sai.

Chọn B.

Câu 3.

Phương pháp:

Liệt kê các số chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 3 rồi tính xác suất.

Cách giải:

Các số chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 3 là: 8; 10; 14; 16; 20 vậy có 5 số. Xác suất là 58.

Chọn D.

Câu 4.

Phương pháp:

Định lý tính chất ba đường trung trực của tam giác: Ba đường trung trực của một tam giác cùng đi qua một điểm. Điểm này cách đều ba đỉnh của tam giác đó.

Cách giải:

Vì O cách đều 3 đỉnh của tam giác nên O là giao điểm của ba đường trung trực.

Chọn B.

Câu 5.

Phương pháp:

Thực hiện phép nhân đơn thức với đa thức

Cách giải:

(2x+3).5x=2x.5x+3.5x=10x2+15x

Chọn A.

Câu 6.

Phương pháp:

Bất đẳng thức tam giác: Kiểm tra tổng độ dài 2 cạnh nhỏ hơn có lớn hơn độ dài cạnh lớn nhất không. Nếu không thì bộ 3 độ dài đó không tạo được thành tam giác.

Cách giải:

Vì 18 + 10 = 28 nên không thỏa mãn bất đẳng thức tam giác.

Do đó, bộ ba độ dài đoạn thẳng 18 cm; 28 cm; 10 cm không thể tạo thành một tam giác.

Chọn A.

Câu 7.

Phương pháp:

Phương pháp:

Bậc của đa thức là bậc của hạng tử có bậc cao nhất trong dạng thu gọn của đa thức đó

Cách giải:

Ta có: hạng tử x8 là có bậc cao nhất

Bậc của đa thức 10x7+x82x là: 8

Câu 8.

Phương pháp:

Nếu đại lượng y tỉ lệ thuận với đại lượng x theo hệ số tỉ lệ k thì ta có công thức: y=kx

Cách giải:

Vì đại lượng y tỉ lệ thuận với đại lượng x theo hệ số tỉ lệ là 2025 nên ta có công thức: y=2025x

Từ đó suy ra x=12025y

Do đó, đại lượng x tỉ lệ thuận với đại lượng y theo hệ số tỉ lệ 12025.

Chọn C.

Chú ý: Nếu đại lượng y tỉ lệ thuận với đại lượng x theo hệ số tỉ lệ k thì đại lượng x tỉ lệ thuận với đại lượng y theo hệ số tỉ lệ 1k.

II. PHẦN TỰ LUẬN (8,0 điểm)

Bài 1.

Phương pháp:

Sử dụng công thức tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật.

Chú ý: Phải đưa về cùng đơn vị đo

Bước 1: Đổi 100m2=1000000cm2

Bước 2: Tính diện tích xung quanh của khuôn

Bước 3: Tính diện tích cần sơn của một khuôn

Bước 4: Tính số khuôn sơn được

Cách giải:

Đổi 100m2=1000000cm2

Diện tích xung quanh của chiếc khuôn là: Sxq=2.(20+20).5=400(cm2)

Diện tích cần được sơn của một chiếc khuôn là: S=Sxq+S=400+(20.20)=800(cm2)

Số chiếc khuôn được sơn là: 1000000:800=1250(chiếc)

Bài 2.

Phương pháp:

Tính chất dãy tỉ số bằng nhau: ab=cd=cadb

Cách giải:

Gọi quãng đường của xe thứ nhất đi được từ A đến chỗ gặp là x (km) (x>0)

Gọi quãng đường của xe thứ hai đi được từ B đến chỗ gặp là y (km) (y>0)

Ta có: x3=y6

Quãng đường đi được của xe thứ hai dài hơn xe thứ nhất 54 km nên yx=54

Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có: x3=y6=yx63=543=18

Do đó x3=18x=54 (thỏa mãn)

          y6=18y=108 (thỏa mãn)

Quãng đường AB dài là 54+108=162 (km)

Vậy quãng đường AB dài là 162 (km).

Bài 3.

1.

Phương pháp:

a) Thu gọn và sắp xếp các đa thức theo lũy thừa giảm dần của biến.

b) Tính A(2)B(1);

Thay x=2 vào biểu thức đã thu gọn của A(x) để tìm A(2).

Thay x=1 vào biểu thức đã thu gọn của B(x) để tìm B(1).

c) Tính A(x)+B(x)A(x)B(x)

Thực hiện cộng trừ hai đa thức với nhau theo quy tắc.

Cách giải:

a) Thu gọn và sắp xếp các đa thức theo lũy thừa giảm dần của biến.

+)A(x)=6x25x+x34x27A(x)=x3+(6x24x2)5x7A(x)=x3+2x25x7+)B(x)=2x25x+11+2x2+x3B(x)=x3+(2x22x2)5x+11B(x)=x35x+11

b) Thay x = 2 vào A(x) để tìm A(2). Ta có:

A(2)=23+2.225.27=1. Vậy A(2)=1.

Thay x = 1 vào B(x) đẻ tìm B(1) ta có:

B(x)=(1)35.(1)+11=15. Vậy A(2)=1.

c)

A(x)+B(x)=(x3+2x25x7)+(x35x+11)=(x3+x3)+2x2+(5x5x)+117=2x3+2x210x+4

Vậy A(x)+B(x)=2x3+2x210x+4.

A(x)B(x)=(x3+2x25x7)(x35x+11)=x3+2x25x7x3+5x11=(x3x3)+2x2+(5x+5x)+(711)=2x218

Vậy A(x)B(x)=2x218.

2.

Phương pháp:

Nhân đa thức một biến sau đó rút gọn rồi tìm x.

Cách giải:

2x2+3x8(x+5)(2x6)=242x2+3x8(2x26x+10x30)=242x2+3x8(2x2+4x30)=242x2+3x82x24x+30=24x+22=24x=2x=2.

Vậy x = 2.

Bài 4.

Phương pháp:

a) Chứng minh hai tam giác bằng nhau theo trường hợp cạnh – góc – cạnh.

b) Chứng minh hai tam giác ΔABIΔAMI bằng nhau theo trường hợp cạnh – góc – cạnh.

Từ đó suy ra hai cạnh bằng nhau tương ứng.

c) Chứng minh hai tam giác ΔENBΔECM bằng nhau theo trường hợp cạnh – góc – cạnh.

d) Sử dụng các tam giác bằng nhau ở hai câu a, c suy ra các cặp góc tương ứng bằng nhau.

Chứng minh ba điểm A,B,N thẳng hàng bằng cách chứng minh ^ABE+^NBE=1800.

Cách giải:

 

a) Xét ΔABEΔAME có:

AB=AM(gt)

^BAE=^MAE (AE là tia phân giác góc ^BAC)

Chung AE

ΔABE=ΔAME(cgc) (đpcm).

b) Xét ΔABIΔAMI có:

AB = AM (gt)

^BAE=^MAE (AE là tia phân giác góc ^BAC)

 AI chung

ΔABI=ΔAMI(cgc).

BI=MI (cạnh tương ứng)

Do đó I là trung điểm của BM (đpcm)

c) Từ câu a, ΔABE=ΔAMEBE=ME (cạnh tương ứng)

Xét ΔENBΔECM có:

EN=EC(gt)

^BEN=^MEC (đối đỉnh)

EB=EM(cmt)

ΔENB=ΔECM(cgc) (đpcm).

d) Từ câu a, ΔABE=ΔAME^ABE=^AME (góc tương ứng)  (1)

Từ câu c, ΔENB=ΔECM ^NBE=^CME (góc tương ứng)  (2)

Từ (1) và (2) suy ra: ^ABE+^NBE=^AME+^CME

^AME+^CME=1800 (hai góc kề bù)

Nên ^ABE+^NBE=1800.

Vậy ba điểm A,B,N thẳng hàng (đpcm).

Câu 5

Phương pháp:

Trừ hai đa thức một biến.

Tính giá trị biểu thức đại số tại một giá trị của x.

Cách giải:

Ta có:

F(x)G(x)=(x2nx2n1+...+x2x+1)(x2n+1+x2nx2n1+...+x2x+1)=x2nx2n1+...+x2x+1+x2n+1x2n+x2n1...x2+x1=x2n+1+(x2nx2n)+(x2n1+x2n1)+...+(x2x2)+(x+x)+(11)=x2n+1

Vậy F(2)G(2)=22n+1.


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Thiên hà là gì? Giới thiệu về khái niệm thiên hà và các thành phần cấu tạo nên một thiên hà. Thiên hà là hệ thống lớn gồm hàng tỷ sao, vật thể và khí quyển, liên kết bởi lực hấp dẫn. Nó là thành phần cấu trúc lớn nhất của vũ trụ. Thiên hà bao gồm các thành phần như sao, hành tinh, mây khí và các vật thể khác. Các sao tạo ra năng lượng từ quá trình hạt nhân hợp năng lượng, trong khi hành tinh và mây khí có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển của thiên hà. Thiên hà được phân loại theo hình dạng và cấu trúc, như thiên hà xoắn ốc, elip và không gian. Ngoài ra, thiên hà cũng được phân loại dựa trên hoạt động và tính chất của chúng, như hoạt động, không hoạt động và tương tác. Thiên hà là hệ thống vũ trụ lớn và phức tạp, được tạo thành từ các thành phần như sao, hành tinh, mây khí và vật thể khác. Chúng có vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu và hiểu về sự hình thành và phát triển của vũ trụ.

Khái niệm về vùng trung tâm

Khái niệm về cánh đĩa

Khái niệm hệ thống sao tập trung

Khái niệm về sát nhập: Ý nghĩa và loại hình sát nhập. Lợi ích của sát nhập trong kinh doanh. Quá trình thực hiện sát nhập. Nguyên nhân và hậu quả của sát nhập thất bại.

Khái niệm sự kiện va chạm và luật bảo toàn động lượng và năng lượng trong va chạm. Ví dụ và ứng dụng thực tế của các loại va chạm: đàn hồi và không đàn hồi.

Khái niệm về phong phú

Khái niệm về sự tồn tại và vai trò trong triết học và khoa học. Các quan điểm và mô tả trong khoa học, bao gồm vật lý, hóa học và sinh học. Các quan niệm triết học về sự tồn tại, bao gồm thuyết phủ định, thuyết khẳng định và thuyết tương đối.

Giới thiệu chung về chòm sao Thuyền Để

Định nghĩa vùng sao, khái niệm và đặc điểm của chúng. Vùng sao là cấu trúc tự nhiên trong không gian, được hình thành bởi sự tụ họp của khí, bụi và các nguồn nhiệt năng khác. Chúng có kích thước lớn và có thể bao gồm hàng triệu hoặc thậm chí hàng tỷ ngôi sao. Vùng sao đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển các hệ sao, hành tinh và các cấu trúc thiên hà khác.

Xem thêm...
×