Đoạn chat
{{ u.title == null ? u.user.first_name + ' ' + u.user.last_name : (u.title == '' ? u.user.first_name + ' ' + u.user.last_name : u.title) }}
{{u.count_unread_messages > 99 ? '99+': u.count_unread_messages }}
{{ u.title == null ? u.user.first_name + ' ' + u.user.last_name : (u.title == '' ? u.user.first_name + ' ' + u.user.last_name : u.title) }}
{{ u.title == null ? users[u.user].first_name + ' ' + users[u.user].last_name : (u.title == '' ? users[u.user].first_name + ' ' + users[u.user].last_name : u.title) }}
{{u.count_unread_messages > 99 ? '99+': u.count_unread_messages }}
{{ u.title == null ? users[u.user].first_name + ' ' + users[u.user].last_name : (u.title == '' ? users[u.user].first_name + ' ' + users[u.user].last_name : u.title) }}
{{u.last_message}}
.
{{u.last_message_time}}
Giờ đây, hãy bắt đầu cuộc trò chuyện
Xem thêm các cuộc trò chuyện
Trò chuyện
Tắt thông báo
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
{{ name_current_user == '' ? current_user.first_name + ' ' + current_user.last_name : name_current_user }}
{{ u.title == null ? u.user.first_name + ' ' + u.user.last_name : (u.title == '' ? u.user.first_name + ' ' + u.user.last_name : u.title) }}
{{u.count_unread_messages > 99 ? '99+': u.count_unread_messages }}
{{ u.title == null ? u.user.first_name + ' ' + u.user.last_name : (u.title == '' ? u.user.first_name + ' ' + u.user.last_name : u.title) }}
{{ u.title == null ? u.user.first_name + ' ' + u.user.last_name : (u.title == '' ? u.user.first_name + ' ' + u.user.last_name : u.title) }}
{{u.count_unread_messages > 99 ? '99+': u.count_unread_messages }}
{{ u.title == null ? u.user.first_name + ' ' + u.user.last_name : (u.title == '' ? u.user.first_name + ' ' + u.user.last_name : u.title) }}
{{ u.title == null ? u.user.first_name + ' ' + u.user.last_name : (u.title == '' ? u.user.first_name + ' ' + u.user.last_name : u.title) }}
{{u.count_unread_messages > 99 ? '99+': u.count_unread_messages }}
{{ u.title == null ? u.user.first_name + ' ' + u.user.last_name : (u.title == '' ? u.user.first_name + ' ' + u.user.last_name : u.title) }}
{{u.last_message}}
.
{{u.last_message_time}}

Đang trực tuyến

avatar
{{u.first_name}} {{u.last_name}}
Đang hoạt động
{{c.title}}
{{c.contact.username}}
{{ users[c.contact.id].first_name +' '+ users[c.contact.id].last_name}}
{{c.contact.last_online ? c.contact.last_online : 'Gần đây'}}
Đang hoạt động
Loading…
{{m.content}}

Hiện không thể nhắn tin với người dùng này do đã bị chặn từ trước.

Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱
{{e.code}}

Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Cánh diều - Đề số 10

Phần trắc nghiệm (3 điểm) Câu 1 (NB): Phân số nào dưới đây không biểu diễn phần tô màu cam trong hình bên:

I. Trắc nghiệm
Câu 1 :

Phân số nào dưới đây không biểu diễn phần tô màu cam trong hình bên:

  • A
    \(\frac{{30}}{{40}}\)
  • B
    \(\frac{1}{4}\).
  • C
    \(\frac{3}{4}\)
  • D
    \(\frac{6}{8}\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Quan sát hình vẽ và tìm các phân số bằng với phân số đó..

Lời giải chi tiết :

Ta thấy trong hình có 40 ô và có 30 ô màu cam nên ta có phân số biểu diễn phần tô màu cam trong hình bên là \(\frac{{30}}{{40}}\).

Các phân số bằng với phân số \(\frac{{30}}{{40}}\) là \(\frac{3}{4}\) và \(\frac{6}{8}\).

Vậy phân số không biểu diễn là phân số \(\frac{1}{4}\).

Đáp án B.

Câu 2 :

Giá trị \(\frac{3}{4}\) của – 60 là:

  • A
    80.
  • B
    - 80.
  • C
    45.
  • D
    - 45.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Tính \(\frac{m}{n}\) của a bằng \(a.\frac{m}{n}\).

Lời giải chi tiết :

Giá trị \(\frac{3}{4}\) của – 60 là: \(\left( { - 60} \right).\frac{3}{4} =  - 45\).

Đáp án D.

Câu 3 :

Hai phân số \(\frac{a}{b} = \frac{3}{4}\) khi

  • A
    \(a.3 = b.4\).
  • B
    \(a.4 = 3.b\).
  • C
    \(a + 4 = b + 3\).
  • D
    \(a - 4 = b - 3\).

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Hai phân số \(\frac{a}{b} = \frac{c}{d}\) khi \(ad = bc\).

Lời giải chi tiết :

Hai phân số \(\frac{a}{b} = \frac{3}{4}\) khi \(a.4 = 3.b\).

Đáp án B.

Câu 4 :

Khi rút gọn phân \(\frac{{ - 27}}{{63}}\) ta được phân số tối giản là số nào sau đây?

  • A
    \(\frac{9}{{21}}\).
  • B
    \(\frac{{ - 3}}{7}\).
  • C
    \(\frac{3}{7}\).
  • D
    \(\frac{{ - 9}}{{21}}\).

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng quy tắc rút gọn phân số.

Lời giải chi tiết :

\(\frac{{ - 27}}{{63}} = \frac{{ - 27:9}}{{63:9}} = \frac{{ - 3}}{7}\).

Đáp án B.

Câu 5 :

Cho bảng dự báo thời tiết 10 ngày tới của Thủ đô Hà Nội.

Trong bảng trên, những ngày ít mây, trời nắng nóng là:

  • A
    Thứ ba, thứ năm, chủ nhật.
  • B
    Thứ hai, thứ sáu, chủ nhật.
  • C
    Thứ tư, thứ bảy, chủ nhật.
  • D
    Thứ năm, thứ sáu, chủ nhật.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Quan sát bảng số liệu để trả lời.

Lời giải chi tiết :

Trong bảng trên, những ngày ít mây, trời nắng nóng là thứ năm, thứ sáu, chủ nhật.

Đáp án D.

Câu 6 :

Biểu đồ dưới đây biểu diễn số học sinh nam và nữ của các lớp khối 6 của một trường THCS.

Lớp có số học sinh nữ ít nhất là

  • A
    lớp 6A.
  • B
    lớp 6B.
  • C
    lớp 6C.
  • D
    lớp 6D.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Quan sát biểu đồ và trả lời.

Lời giải chi tiết :

Lớp có số học sinh nữ ít nhất là lớp 6C.

Đáp án C.

Câu 7 :

Một hộp có 1 quả bóng xanh, 1 quả bóng đỏ, 1 quả bóng vàng; các quả bóng có kích thước và khối lượng như nhau. Mỗi lần Sơn lấy 1 quả bóng ra và ghi lại màu của quả bóng sau đó lại bỏ bóng vào hộp. Sau 20 lần liên tiếp lấy bóng, có 5 lần xuất hiện màu đỏ, 7 lần xuất hiện màu vàng. Tính xác suất thực nghiệm xuất hiện màu xanh.

  • A
    \(\frac{1}{5}\).
  • B
    \(\frac{3}{4}\).
  • C
    \(\frac{2}{5}\).
  • D
    \(\frac{7}{{20}}\).

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xác suất thực nghiệm xuất hiện màu A khi lấy nhiều lần bằng tỉ số giữa số lần màu A xuất hiện với tổng số lần lấy.

Lời giải chi tiết :

Xác suất thực nghiệm xuất hiện màu xanh là: \(\frac{{20 - 5 - 7}}{{20}} = \frac{8}{{20}} = \frac{2}{5}\).

Đáp án C.

Câu 8 :

Trong hộp có 4 thẻ đánh số 1; 2; 3; 4. Hoa lấy ngẫu nhiên một thẻ từ hộp, ghi số lại rồi trả lại hộp. Lặp lại hoạt động trên 20 lần, Hoa được kết quả như sau:

Xác suất thực nghiệm của sự kiện Hoa lấy được thẻ ghi số nguyên tố chẵn là:

  • A
    \(\frac{7}{{20}}\).
  • B
    \(\frac{4}{{20}}\).
  • C
    \(\frac{5}{{20}}\).
  • D
    \(\frac{3}{{20}}\).

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xác suất thực nghiệm xuất hiện thẻ A khi lấy nhiều lần bằng tỉ số giữa số lần thẻ A xuất hiện với tổng số lần lấy.

Lời giải chi tiết :

Số nguyên tố chẵn duy nhất là số 2 nên tổng số lần lấy được thẻ ghi số nguyên tố chẵn là 4.

Xác suất thực nghiệm của sự kiện Hoa lấy được thẻ ghi số nguyên tố chẵn là: \(\frac{4}{{20}}\).

Đáp án B.

Câu 9 :

Cho hình vẽ sau.

Đường thẳng n đi qua điểm nào?

  • A
    Điểm A.
  • B
    Điểm B và điểm C.
  • C
    Điểm B và điểm D.
  • D
    Điểm D và điểm C.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Quan sát hình vẽ để trả lời.

Lời giải chi tiết :

Đường thẳng n đi qua điểm B và điểm C

Đáp án B.

Câu 10 :

Cho F là điểm nằm giữa hai điểm P và Q. Khi đó tia đối của tia FQ là

  • A
    tia QF.
  • B
    tia QP.
  • C
    tia FP.
  • D
    tia PF.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về tia đối.

Lời giải chi tiết :

Tia đối của tia FQ là tia FP (vì F nằm giữa P và Q).

Đáp án C.

Câu 11 :

Em hãy chọn câu đúng.

  • A
     Qua hai điểm phân biệt có vô số đường thẳng.
  • B
     Có vô số điểm cùng thuộc một đường thẳng.
  • C
     Hai đường thẳng phân biệt thì song song.
  • D
     Trong ba điểm thẳng hàng thì có hai điểm nằm giữa.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về đường thẳng.

Lời giải chi tiết :

Qua hai điểm phân biệt chỉ có 1 đường thẳng nên A sai.

Có vô số điểm cùng thuộc một đường thẳng. nên B đúng.

Hai đường thẳng phân biết chưa chắc đã song song nên C sai.

Trong ba điểm thẳng hàng chỉ có một điểm nằm giữa nên D sai.

Đáp án B.

Câu 12 :

Dựa vào hình vẽ, hãy chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau?

  • A
    Hai đường thẳng AB và AC cắt nhau.
  • B
    Hai đường thẳng AB và AC song song với nhau.
  • C
    Hai đường thẳng AB và AC trùng nhau.
  • D
    Hai đường thẳng AB và AC có hai điểm chung.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Quan sát hình vẽ để xác định.

Lời giải chi tiết :

Hai đường thẳng AB và AC cắt nhau tại A.

Đáp án A.

II. Tự luận
Câu 1 :

Thực hiện các phép tính sau (tính hợp lý nếu có thể).

a) \(\frac{{ - 3}}{7} + \frac{5}{7}\)

b) \(\frac{2}{3} + \frac{{ - 3}}{5}\)

c) \(\frac{2}{9} - \left( {\frac{1}{{20}} + \frac{2}{9}} \right)\)

d) \(\frac{{11}}{{23}}.\frac{{12}}{{17}} + \frac{{11}}{{23}}.\frac{5}{{17}} + \frac{{12}}{{23}}\)

Phương pháp giải :

Dựa vào quy tắc tính với phân số.

Lời giải chi tiết :

a) \(\frac{{ - 3}}{7} + \frac{5}{7} = \frac{2}{7}\)

b) \(\frac{2}{3} + \frac{{ - 3}}{5} = \frac{{10}}{{15}} + \frac{{ - 9}}{{15}} = \frac{1}{{15}}\)

c) \(\frac{2}{9} - \left( {\frac{1}{{20}} + \frac{2}{9}} \right) = \frac{2}{9} - \frac{1}{{20}} - \frac{2}{9} = - \frac{1}{{20}}\)

d) \(\frac{{11}}{{23}}.\frac{{12}}{{17}} + \frac{{11}}{{23}}.\frac{5}{{17}} + \frac{{12}}{{23}}\)\( = \frac{{11}}{{23}}.\left( {\frac{{12}}{{17}} + \frac{5}{{17}}} \right) + \frac{{12}}{{23}}\) \( = \frac{{11}}{{23}} \cdot 1 + \frac{{12}}{{23}}\)\( = \frac{{23}}{{23}}\)\( = 1\)

Câu 2 :

Một cửa hàng nhận may áo đồng phục cho lớp 6A. Để may áo theo đúng kích cỡ cho học sinh, chủ cửa hàng đã yêu cầu nhân viên đến lớp đo trực tiếp cho từng học sinh. Sau khi đo
xong, nhân viên đã thống kê được kích cỡ áo như sau:


a) Nêu đối tượng thống kê và tiêu chí thống kê.
b) Nhân viên đo trực tiếp thông báo lại cho chủ cửa hàng rằng tổng số cỡ áo 35 và 36 phải may nhiều hơn số tổng số cỡ áo 34 và 35 là 10 áo. Thông báo đó của nhân viên có đúng không? Vì sao?

Phương pháp giải :

Quan sát bảng số liệu để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

a) Đối tượng thống kê: học sinh lớp 6A.

Tiêu chí thống kê: cỡ áo của từng học sinh.

b) Cỡ áo 34 có: 3 học sinh
Cỡ áo 35 có: 11 học sinh
Cỡ áo 36 có: 13 học sinh
Cỡ áo 38 có: 3 học sinh
Tổng số cỡ áo 35và 36 phải may nhiều hơn số tổng số cỡ áo 34 và 35 là:
(11 + 13) – (3 + 3) = 18 (áo)
Vậy thông báo đó của nhân viên là

Câu 3 :

Một người bán một số gạo trong 3 ngày. Ngày thứ nhất bán \(\frac{1}{3}\) số gạo. Ngày thứ hai bán \(\frac{4}{9}\) số gạo còn lại. Ngày thứ ba người ấy bán nốt \(1400\,kg\) gạo. Tính số gạo bán trong cả ba ngày?

Phương pháp giải :

Áp dụng cách tính \(\frac{m}{n}\) của a bằng \(a.\frac{m}{n}\).

Lời giải chi tiết :

Số gạo ngày thứ hai bán được là: \(\frac{4}{9}.\left( {1 - \frac{1}{3}} \right) = \frac{8}{{27}}\) (tổng số gạo)

1400kg gạo tương ứng với phân số \(1 - \frac{1}{3} - \frac{8}{{27}} = \frac{{10}}{{27}}\) (tổng số gạo).

Số gạo bán được trong 3 ngày là: \(1400:\frac{{10}}{{27}} = 3780\) (kg)

Vậy số gạo bán được trong cả ba ngày là 3780kg.

Câu 4 :

Trên tia Ox lấy hai điểm A và B sao cho OA = 3cm , OB = 6cm.

a) Chứng tỏ rằng: A là trung điểm của OB.

b) Trên tia đối của tia Ox lấy điểm K sao cho OK = So sánh KA và AB.

Phương pháp giải :

Vẽ hình theo yêu cầu.

a) Chứng minh OA < OB nên A nằm giữa O và B.

b) Tính KA dựa vào KO và OA. So sánh KA và AB.

Lời giải chi tiết :

a) Trên tia Ox ta có OA = 3cm, OB = 6cm vì 3 < 6 nên OA < OB

Do đó A nằm giữa O và B. (1)

Suy ra: OA + AB = OB

Thay số ta được 3 + AB = 6

Suy ra AB = 3(cm)

Mà OA = 3(cm) nên OA = AB (2)

Từ (1) và (2) suy ra: A là trung điểm của OB (đpcm)

b) Ta có A thuộc tia Ox, K thuộc tia đối của tia Ox nên A và K nằm khác phía đối với O hay O nằm giữa K và A.

Suy ra KO + OA = KA.

Thay số ta được 1 + 3 = KA

Suy ra KA = 4(cm).

Mà AB = 3cm nên KA > AB (do 4 > 3).

Vậy KA > AB.

Câu 5 :

Theo yêu cầu của GVCN lớp 6D, bạn Bình lớp trưởng đã ghi lại số bạn đi học muộn của lớp trong 20 ngày liên tiếp. Kết quả cho ở bảng sau:

Hãy tính xác xuất thực nghiệm của các sự kiện:
a) Một ngày không có bạn nào đi học muộn.
b) Một ngày có bạn đi học muộn.

Phương pháp giải :

Tính số ngày không có bạn nào đi muộn, số ngày có bạn đi muộn.

Xác suất thực nghiệm của sự kiện bằng tỉ số giữa số ngày xảy ra sự kiện với tổng số ngày.

Lời giải chi tiết :

a) Số ngày không có bạn nào đi học muộn trong 20 ngày là 10.
Vậy xác suất thực nghiệm của sự kiện “một ngày không có bạn nào đi học muộn” trong 20 ngày là \(\frac{{10}}{{20}} = \frac{1}{2}\)

b) Số ngày có bạn đi học muộn trong 20 ngày là 10.
Vậy xác suất thực nghiệm của sự kiện “một ngày có bạn đi học muộn” trong 20 ngày là \(\frac{{10}}{{20}} = \frac{1}{2}\)


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Khái niệm về than chì, giới thiệu và tính chất của nó, quá trình sản xuất và ứng dụng trong đời sống và công nghiệp.

Khái niệm về tính chất dẻo

Ngành công nghiệp kim loại: Tổng quan, quy trình sản xuất, các loại kim loại và ứng dụng trong đời sống và công nghiệp - Tính chất của kim loại và tầm quan trọng của ngành trong kinh tế và công nghệ.

Khái niệm về Pin điện và cấu trúc của nó. Quá trình hoạt động và vai trò của Pin điện trong thiết bị điện tử. Các loại Pin điện phổ biến và cách sử dụng, bảo quản để tăng tuổi thọ và hiệu suất.

Khái niệm về sử dụng sản phẩm

Khái niệm về than chì carbon, định nghĩa và các tính chất cơ bản của nó

Khái niệm và ứng dụng của sản phẩm chịu nhiệt trong công nghiệp, đời sống và nghiên cứu khoa học

Khái niệm về sản phẩm chịu lực

Sản phẩm chống ăn mòn: định nghĩa, vai trò và các loại sản phẩm chống ăn mòn. Nguyên lý hoạt động của sản phẩm chống ăn mòn và cách sử dụng và bảo quản sản phẩm để đảm bảo hiệu quả và tuổi thọ của chúng.

Bộ phận máy bay và chức năng của từng bộ phận: cánh, động cơ, bộ điều khiển, thân máy bay và hệ thống điện. Mô tả quá trình thiết kế và vật liệu sử dụng để đảm bảo độ bền và an toàn của máy bay.

Xem thêm...
×