Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Lý thuyết Tích phân Toán 12 Chân trời sáng tạo

1. Diện tích hình thang cong

1. Diện tích hình thang cong

Nếu hàm số f(x) liên tục và không âm trên đoạn [a;b], thì diện tích S của hình thang cong giới hạn bởi đồ thị y = f(x), trục hoành và hai đường thẳng x = a, x = b là S = F(b) – F(a), trong đó F(x) là một nguyên hàm của hàm số f(x) trên [a;b].

2. Khái niệm tích phân 

Cho hàm số f(x) liên tục trên đoạn [a;b]. Nếu F(x) là một nguyên hàm của hàm số f(x) trên đoạn [a;b] thì hiệu số F(b) – F(a) được gọi là tích phân từ a đến b của hàm số f(x), kí hiệu là baf(x)dx.

Chú ý:

a) Trong trường hợp a = b hoặc a > b, ta quy ước

aaf(x)dx=0baf(x)dx=abf(x)dx

b) Người ta chứng minh được, tích phân chỉ phụ thuộc vào hàm số f và các cận a, b mà không phụ thuộc vào biến số x hay t, nghĩa là baf(x)dx=baf(t)dt

c) Ý nghĩa hình học của tích phân: Nếu hàm số f(x) liên tục và không âm trên đoạn [a;b], thì tích phân baf(x)dx là diện tích S của hình thang cong giới hạn bởi đồ thị y = f(x), trục hoành và hai đường thẳng x = a, x = b

3. Tính chất của tích phân

+ bakf(x)dx=kbaf(x)dx (k là hằng số)

+ ba[f(x)+g(x)]dx=baf(x)dx+bag(x)dx

+ ba[f(x)g(x)]dx=baf(x)dxbag(x)dx

+ baf(x)dx=caf(x)dx+bcf(x)dx (a < c < b)


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

×