Chủ đề 11. Di truyền
Phát biểu nào dưới đây là đúng về liên kết gene?
39.1
Phát biểu nào dưới đây là đúng về liên kết gene?
A. Trong tế bào, các gene luôn di truyền cùng nhau thành một nhóm liên kết.
B. Liên kết gene đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng.
C. Liên kết gene làm tăng sự xuất hiện biến dị tổ hợp.
D. Ở tất cả các loài động vật, liên kết gene chỉ có ở giới đực mà không có ở giới cái.
39.2
Di truyền liên kết có thể xảy ra khi nào?
A. Khi cặp bố mẹ thuần chủng và khác nhau bởi hai cặp tính trạng tương phản.
B. Khi không có hiện tượng di tuyền liên kết với giới tính.
C. Khi các cặp gene quy định các tính trạng nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
D. Khi các gene nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau.
39.3
Loài nào dưới đây có cặp nhiễm sắc thể giới tính ZZ ở giới đực và ZW ở giới cái?
A. Ruồi giấm.
B. Các động vật thuộc lớp chim.
C. Người.
D. Động vật có vú.
39.4
Trong tế bào 2n ở người, kí hiệu của cặp nhiễm sắc thể giới tính là
A. XX ở nữ và XY ở nam.
B. ở nữ và nam đều có cặp không tương đồng XY.
C. XX ở nam và XY ở nữ.
D. ở nữ và nam đều có cặp tương đồng XX.
39.5
Yếu tố nào dưới đây ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính động vật?
A. Sự kết hợp các nhiễm sắc thể thường trong hình thành giao tử và hợp tử.
B. Yếu tố di truyền và nhân tố môi trường trong và ngoài tác động trực tiếp hay gián tiếp lên sự phát triển cá thể.
C. Sự chăm sóc, nuôi dưỡng của bố mẹ đối với sự phát triển của từng cá thể.
D. Sự phân li của nhiễm sắc thể giới tính trong quá trình nguyên phân.
39.6
Ai là người phát hiện ra hiện tượng di truyền liên kết ở sinh vật?
A. Mendel.
B. Morgan.
C. Darwin.
D. Paplop.
39.7
Ở động vật có vú và ruồi giấm, cặp nhiễm sắc thể giới tính ở
A. con cái là XX, con đực là XO.
B. con cái là XO, con đực là XY.
C. con cái là XX, con đực là XY.
D. con cái XY, con đực là XX.
39.8
Hiện tượng nhiều gene cùng phân bố trên chiều dài của nhiễm sắc thể hình thành nên
A. nhóm gene liên kết.
B. cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
C. các cặp gene tương phản.
D. nhóm gene độc lập.
39.9
Theo lí thuyết, phép lai nào dưới đây được xem là phép lai phân tích ở ruồi giấm?
A. Thân xám, cánh dài × Thân xám, cánh dài.
B. Thân xám, cánh ngắn × Thân đen, cánh ngắn.
C. Thân xám, cánh ngắn × Thân đen, cánh dài.
D. Thân xám, cánh dài × Thân đen, cánh ngắn.
39.10
Quá trình giảm phân diễn ra bình thường và không có trao đổi chéo, cơ thể ruồi giấm đực có kiểu gene BVbv cho mấy loại giao tử?
A. 2 loại: BV, bv.
B. 4 loại: BV, Bv, bV, bv.
C. 2 loại: Bb, Vv.
D. 3 loại: Bb, BV, bV.
39.11
Cá thể cái thuộc giới đồng giao tử, cá thể đực thuộc giới dị giao tử xuất hiện ở loài nào dưới đây?
A. Cá chép, cá diếc.
B. Vịt nhà, gà rừng.
B. Bướm tằm, ếch nhái.
D. Ruồi giấm, voọc.
39.12
Nhóm gene liên kết là gì? Nêu ý nghĩa của di truyền liên kết.
39.13
Thế nào là di truyền liên kết? Vì sao Morgan chọn ruồi giấm làm đối tượng nghiên cứu?
39.14
Tại sao người ta có thể điều chỉnh tỉ lệ đực : cái ở vật nuôi? Điều đó có ý nghĩa gì trong thực tiễn?
39.15
Xác định giao tử của các kiểu gene dưới đây, biết các gene liên kết hoàn toàn, không xảy ra hiện tượng trao đổi chéo.
a)AB/ab.
b)Ab/Ab.
Mẹo tìm đáp án nhanh
Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365