Bài 3. Phương trình mặt cầu - Toán 12 Chân trời sáng tạo
Lý thuyết Phương trình mặt cầu Toán 12 Chân trời sáng tạo
Giải mục 1 trang 61, 62, 63 SGK Toán 12 tập 2 - Chân trời sáng tạo Giải mục 2 trang 63, 64 SGK Toán 12 tập 2 - Chân trời sáng tạo Giải bài tập 1 trang 65 SGK Toán 12 tập 2 - Chân trời sáng tạo Giải bài tập 2 trang 65 SGK Toán 12 tập 2 - Chân trời sáng tạo Giải bài tập 3 trang 65 SGK Toán 12 tập 2 - Chân trời sáng tạo Giải bài tập 4 trang 65 SGK Toán 12 tập 2 - Chân trời sáng tạo Giải bài tập 5 trang 65 SGK Toán 12 tập 2 - Chân trời sáng tạoLý thuyết Phương trình mặt cầu Toán 12 Chân trời sáng tạo
1. Phương trình mặt cầu trong không gian Khái niệm mặt cầu Trong không gian, cho điểm I và số dương R. Mặt cầu tâm I, bán kính R, kí hiệu S(I;R) là tập hợp các điểm M trong không gian thỏa mãn IM = R. Đoạn thẳng nối hai điểm thuộc mặt cầu và đi qua tâm I là đường kính mặt cầu.
1. Phương trình mặt cầu trong không gian
Khái niệm mặt cầu
Trong không gian, cho điểm I và số dương R. Mặt cầu tâm I, bán kính R, kí hiệu S(I;R) là tập hợp các điểm M trong không gian thỏa mãn IM = R. Đoạn thẳng nối hai điểm thuộc mặt cầu và đi qua tâm I là đường kính mặt cầu.
Chú ý: Cho mặt cầu S(I;R).
Nếu IM = R thì M nằm trên mặt cầu.
Nếu IM < R thì M nằm ngoài mặt cầu.
Nếu IM > R thì M nằm ngoài mặt cầu.
Phương trình mặt cầu
Trong không gian Oxyz, mặt cầu (S) tâm I(a;b;c) bán kính R có phương trình (x−a)2+(y−b)2+(z−c)2=R2 |
Nhận xét: Phương trình x2+y2+z2−2ax−2by−2cz+d=0 với a2+b2+c2−d>0 là phương trình của mặt cầu tâm I(a;b;c) và bán kính R=√a2+b2+c2−d.
Ví dụ 1: Viết phương trình mặt cầu (S):
a) Có tâm I(1;2;3), bán kính R = 5.
b) Có đường kính AB với A(1;3;7) và B(3;5;1).
c) Có tâm A(1;0;2) và đi qua điểm B(2;4;1).
Giải:
a) Mặt cầu (S) có phương trình (x−1)2+(y−2)2+(z−3)3=25.
b) Mặt cầu (S) có đường kính AB nên có tâm J(2;4;4) là trung điểm AB và bán kính R = JA = √11.
Vậy (S) có phương trình (x−2)2+(y−4)2+(z−4)2=11.
c) Mặt cầu (S) có tâm A(1;0;-2) và đi qua điểm B(2;4;1) nên có bán kính R = AB = √26.
Vậy (S) có phương trình (x−1)2+y2+(z+2)2=26.
Ví dụ 2: Xác định tâm và bán kính mặt cầu có phương trình:
a) (S): (x−3)2+(y−7)2+(z+1)2=81.
b) (S’): x2+y2+z2=4.
Giải:
a) Mặt cầu (S) có tâm I(3;7;-1) và bán kính R = √81 = 9.
b) Mặt cầu (S’) có tâm O(0;0;0) và bán kính R’ = √4 = 2.
Ví dụ 3: Trong các phương trình sau, phương trình nào là phương trình mặt cầu? Xác định tâm và bán kính mặt cầu đó.
a) x2+y2+z2+8x−6y+2z−10=0.
b) x2+y2+z2+x+y−6z+33=0.
Giải:
a) Phương trình x2+y2+z2+8x−6y+2z−10=0 có dạng x2+y2+z2−2ax−2by−2cz+d=0 với a=−4;b=3;c=−1;d=−10.
Ta có a2+b2+c2−d=16+9+1+10=36>0.
Suy ra phương trình đã cho là phương trình mặt cầu tâm I(-4;3;-1), bán kính R = 6.
b) Phương trình x2+y2+z2+x+y−6z+33=0 có dạng x2+y2+z2−2ax−2by−2cz+d=0 với a=−12;b=−12;c=3;d=33.
Ta có a2+b2+c2−d=14+14+9−33=−472<0.
Suy ra phương trình đã cho không phải phương trình mặt cầu.
2. Vận dụng của phương trình mặt cầu
Ví dụ: Công nghệ hỗ trợ trọng tài VAR (Video Assisstant Referee) thiết lập một hệ tọa độ Oxyz để theo dõi vị trí của quả bóng M. Cho biết M đang nằm trên mặt sân có phương trình z = 0, đồng thời thuộc mặt cầu (S): (x−32)2+(y−50)2+(z−10)2=109 (đơn vị độ dài tính theo mét).
a) Tìm tọa độ tâm I và bán kính R của mặt cầu (S).
b) Tìm tọa độ hình chiếu vuông góc J của tâm I trên mặt sân.
c) Tính khoảng cách từ vị trí M của quả bóng đến điểm J.
Giải:
Mặt cầu (S) có phương trình (x−32)2+(y−50)2+(z−10)2=109 nên có tâm I(32;50;0) và bán kính R=√109.
b) Trong không gian Oxyz, mặt sân có phương trình z = 0 trùng với mặt phẳng tọa độ (Oxy), suy ra hình chiếu vuông góc của điểm I(32;50;10) xuống mặt sân có tọa độ J(32;50;0).
c) Trong tam giác vuông IJM, ta có IJ = 10, IM = R, suy ra
JM=√IM2−IJ2=√109−100=3.
Vậy khoảng cách từ vị trí M của quả bóng đến điểm J là 3m.
Mẹo tìm đáp án nhanh
Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365