Văn nghị luận
Suy nghĩ của em về hiện tượng học sinh nói tục chửi thề ngày nay
Viết thư gửi một bạn ở trường khác để thăm hỏi và kể cho bạn nghe về tình hình lớp và trường em hiện nay Bình luận câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. Suy nghĩ của em về câu ca dao: Ai ơi bưng bát ... muôn phần. Bình luận về hiện tượng vứt rác bừa bãi. Bình luận câu tục ngữ: Có chí thì nên.( bài 2) Bình luận về thói ăn chơi đua đòi. Phân tích tình cảm của cha con ông Sáu dành cho nhau trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. Qua đó, em có suy nghĩ gì về đời sống tình cảm của những gia đình Việt Nam trong chiến tranh? Phân tích nhân vật bé Thu trong đoạn trích truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng Tóm tắt cốt truyện của văn bản Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật ông Sáu trong truyện Phân tích tình cảm cha con của ông Sáu và bé Thu trong đoạn trích tác phẩm Chiếc lược ngà. Từ câu chuyện, em rút ra được cho mình bài học gì? Trong đoạn kết của truyện ngắn Bến quê, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã tập trung miêu tả chân dung và cử chỉ của nhân vật Nhĩ với vẻ rất khác thường: Anh cố thu … ra hiệu cho một người nào đó.Viết đoạn văn ngắn (8 - 10 câu) nêu ý nghĩa hành động trên Cho câu chủ đề: Sách là kho tàng quý báu cốt giữ di sản tinh thần nhân loại. Dựa vào câu chủ để trên, em hãy viết một đoạn văn phân tích tổng hợp Trong hội nghị học tốt sắp tới của lớp, em được phân công viết bản tham luận về vấn đề xây dựng phương hướng học tập, rèn luyện của người học sinh. Em hãy viết bản tham luận đó Cảm nhận sâu sắc của em về cuộc đời nhà văn Nguyễn Đình Chiểu Suy nghĩ về giữ gìn truyền thống dân tộc của thế hệ trẻ Cảm nghĩ về nhận định Thơ Bác đầy trăng Nguyễn Khuyến nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam Khái quát văn học yêu nước Việt Nam nửa cuối thế kỷ 19 (1858-1900) Tác giả Nguyễn Đình Chiểu Tác giả Hồ Biểu Chánh Soạn bài Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố Bàn tay tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất hương thơm Thuyết minh về nhà thơ Cao Bá Quát Soạn bài Bàn luận về phép học Ôn tập về luận điểm Soạn bài Nói giảm nói tránh Viết bài tập làm văn số 2 lớp 8 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm Soạn bài Tình thái từ Soạn bài Đánh nhau với cối xay gió Soạn bài Trợ từ, thán từ Soạn bài Từ tượng hình, từ tượng thanh Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ Soạn bài Ca dao hài hước Kĩ năng viết một đoạn văn về cảm thụ văn học Nêu cảm nghĩ nổi bật nhất về câu chuyện đã học mà anh (chị) không thể nào quên Cảm nghĩ về một nhà thơ, một bài thơ mà anh (chị) yêu thích Hãy phát biểu cảm nghĩ của anh (chị) về một bài thơ hoặc một nhà thơ mà anh chị yêu thích Từ một số bài ca dao than thân đã học hoặc đã đọc, hãy phát biểu cảm nghĩ của anh (chị) về số phận người phụ nữ trong xã hội cũ Vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam qua ca dao Bài thơ Tiếng Thu của Lưu Trọng Lư Cảm nghĩ của em về câu tục ngữ: “Học đi đôi với hành” Soạn bài Ca dao than thân và ca dao yêu thương, tình nghĩa Nghị luận “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” Soạn bài Văn bản lớp 10 (tiếp theo) Dân gian ta có câu: Tránh voi chẳng xấu mặt nào. Câu nói trên có hoàn toàn phù hợp với mọi tình huống không? Viết bài văn ngắn nêu rõ ý kiến của em? Suy nghĩ của anh chị về ý chí và nghị lực Viết bài tập làm văn số 5 lớp 10 Cảm nghĩ về một người thân yêu nhất của anh (chị) Thanh Hải – Một nốt trầm xao xuyến Cảnh sắc và con người đất kinh kỳ trong thơ văn thời thịnh Lê Trình bày những nét chính trong sự nghiệp thơ văn của Xuân Diệu Khái quát văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1954 Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa, nhưng mê muội thần tượng là một thảm họa Quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh Những giá trị tư tưởng và nghệ thuật của thơ lãng mạn qua một số tác phẩm thời kì 1930-1945 Phong trào thơ mới ở Việt Nam Tác giả Xuân Diệu Trình bày suy nghĩ của em về tình phụ tử Văn học lãng mạn Việt Nam 1930-1945 Thành công chỉ đến khi chúng ta cố gắng hết sức và không ngừng hoàn thiện bản thân mình Cách làm bài văn Nghị Luận xã hội đạt điểm tối đa Tác giả Nguyễn Tuân Tác giả Nguyễn Du Tác giả Chế Lan ViênSuy nghĩ của em về hiện tượng học sinh nói tục chửi thề ngày nay
. Mở bài: Môi trường học đường của chúng ta hiện nay đang đứng trước nhiều thói hư tật xấu như: bạo lực học đường, gian lận trong thi cử, nói tục chửi thề, gian lận trong thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục…
Một trong những vấn đề thách thức hàng đầu hiện nay đó chính là hiện tượng học sinh “nói tục chửi thề”. Đây là một hiện tượng xấu có nhiều tác hại mà ta cần lên án và loại bỏ.
II. Thân bài:
1. Giải thích:
Trước hết ta cần hiểu “nói tục chửi thề” là gì ? Nói tục chửi thề là hiện tượng học sinh dùng những từ ngữ thiếu văn hóa, thiếu chuẩn mực để giao tiếp với nhau hằng ngày.
2. Biểu hiện:
Biểu hiện của hiện tượng này, là việc học sinh dùng những từ ngữ thô tục để lăng mạ, xúc phạm nhân phẩm người khác hoặc đôi khi chỉ nói quen miệng nhưng gây nên sự phản cảm lớn đối với người nghe.
3. Tác hại:
- Theo cách giải thích ở trên, ta thấy hiện tượng nói tục chửi thề là hiện tượng có nhiều tác hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhân cách, đạo đức của thế hệ học sinh nói riêng và xã hội hiện nay nói chung:
+ “Nói tục chửi thề” làm đạo đức và nhân cách của người học sinh bị suy đồi. Biến con người mình thành kẻ thiếu học thức, bị đánh giá là vô văn hóa, bị mọi người xa lánh, ghê tởm như căn bệnh. Việc nói tục chửi thề làm cho kĩ năng giao tiếp của học sinh trở nên yếu kém vì những phát ngôn lệch chuẩn. Từ đó khiến cho các cuộc giao tiếp trở nên thiếu lịch sự, đôi khi trở thành “thảm họa”.
+ Không chỉ vậy, việc nói tục, chửi thề còn ảnh hưởng rất lớn đến người khác. Nhất là trong các trường hợp nói tục chửi thề với mục đích lăng mạ, sỉ nhục người đối diện. Hành động đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, lòng tự trọng của người bị lăng mạ. Nếu việc này lặp đi lặp lại xảy ra nhiều lần, có thể gây ra tâm lý bức bối, ức chế, không kiểm soát được bản thân, có những hành động có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Thực sự đã có nhiều vụ bạo lực học đường đau lòng xảy ra cũng chỉ vì một lời nói tục, một cái nhìn đểu.
+ Nguy hiểm hơn nữa là việc, nếu không ngăn chặn thói xấu này, dần dà sẽ tạo nên một hệ lụy khôn lường. Một người nói tục, cả bàn nói tục, cả lớp nói tục, cả trường nói tục lan ra cả ngoài xã hội. Khi đó xã hội văn minh sẽ biến mất mà thay vào đó là một xã hội thiếu văn hóa trầm trọng.
4. Nguyên nhân:
- Từ việc phân tích tác hại đã nêu ở trên, ta cần tìm ra nguyên nhân. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến “nói tục chửi thề” nhưng chủ yếu là những nguyên nhân sau:
+ Nhiều học sinh xuất thân trong gia đình có bố mẹ, anh chị làm nghề tự do. Do có mối quan hệ xã hội phức tạp nên đôi khi mang những lời nói tục tĩu về nhà. Từ đây, việc học cái tốt thì rất khó, nhưng học điều xấu thì lại rất dễ bởi “nghe quen tai, nói quen miệng”. Chắc chắn lời nói của người lớn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ngôn ngữ của giới trẻ.
+ Cũng một phần do học sinh tiếp xúc với nhiều phần tử xấu trong xã hội hoặc học sinh cá biệt. Cũng có thể là do nói quen miệng, khi trở thành thói quen rất khó bỏ.
+ Phía nhà trường chưa có những sự tác động tích cực đến việc giáo dục học sinh.
5. Ý kiến đánh giá, bình luận:
- Từ tác hại và những nguyên nhân trên, ta thấy cần phải có những biện pháp để khắc phục tình trạng nói tục chửi thề này. Trước hết là trong gia đình, cha mẹ phải cẩn trọng với từng lời nói của mình. Phải giáo dục trẻ, để trẻ không giao du với các thành phần xấu. Trong trường lớp thì cần phải tổ chức thêm nhiều hoạt động Đoàn, Đội lành mạnh để các em vui chơi, giao lưu học hỏi những điều tốt đẹp. Bản thân mỗi người cần rèn luyện nhân cách phẩm giá của mình để tránh xa những thói hư tật xấu.
- Từ đó mỗi người cần rút ra cho mình bài học để không dính vào những tác hại ở trên. Như rèn luyện nhân cách, bản lĩnh; tham gia vào các sinh hoạt văn hóa lành mạnh. Trau dồi ngôn ngữ chuẩn mực. Học tập lối sống lành mạnh, văn mình. Ăn nói lịch sự, đối xử hòa nhã với bạn bè. Đặc biệt là có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
III. Kết bài:
Tóm lại, nói tục chửi thề là một hiện tượng xấu, có nhiều tác hại ảnh hưởng lớn đến môi trường học đường và đời sống xã hội. Mỗi cá nhân và tập thể cần lên án, đấu tranh và loại bỏ thói xấu ấy ra khỏi môi trường sống của chúng ta. Vì một môi trường học đường văn minh, tất cả hãy nói KHÔNG với “Nói tục chửi thề”.
Mẹo tìm đáp án nhanh
Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365