Đề kiểm tra 1 tiết
Đề kiểm tra 1 tiết chương 5: Cảm ứng điện từ - Đề số 3
Đề kiểm tra 1 tiết chương 5: Cảm ứng điện từ - Đề số 4 Đề kiểm tra 1 tiết chương 6: Khúc xạ ánh sáng - Đề số 1 Đề kiểm tra 1 tiết chương 6: Khúc xạ ánh sáng - Đề số 2 Đề kiểm tra 1 tiết chương 6: Khúc xạ ánh sáng - Đề số 3 Đề kiểm tra 1 tiết chương 7: Mắt - Các dụng cụ quang - Đề số 1 Đề kiểm tra 1 tiết chương 7: Mắt - Các dụng cụ quang - Đề số 2 Đề kiểm tra 1 tiết chương 7: Mắt - Các dụng cụ quang - Đề số 3 Đề kiểm tra 1 tiết chương 1: Điện tích - Điện trường - Đề số 04 Đề kiểm tra 1 tiết chương 2: Dòng điện không đổi - Đề số 05 Đề kiểm tra 1 tiết chương 3: Dòng điện trong các môi trường - Đề số 04 Đề kiểm tra 1 tiết chương 5: Cảm ứng điện từ - Đề số 2 Đề kiểm tra 1 tiết chương 5: Cảm ứng điện từ - Đề số 1 Đề kiểm tra 1 tiết chương 4: Từ trường - Đề số 4 Đề kiểm tra 1 tiết chương 4: Từ trường - Đề số 3 Đề kiểm tra 1 tiết chương 4: Từ trường - Đề số 2 Đề kiểm tra 1 tiết chương 4: Từ trường - Đề số 1 Đề kiểm tra 1 tiết chương 3: Dòng điện trong các môi trường - Đề số 03 Đề kiểm tra 1 tiết chương 3: Dòng điện trong các môi trường - Đề số 02 Đề kiểm tra 1 tiết chương 3: Dòng điện trong các môi trường - Đề số 01 Đề kiểm tra giữa học kì 1 - Đề số 03 Đề kiểm tra giữa học kì 1 - Đề số 02 Đề kiểm tra giữa học kì 1 - Đề số 01 Đề kiểm tra 1 tiết chương 2: Dòng điện không đổi - Đề số 04 Đề kiểm tra 1 tiết chương 2: Dòng điện không đổi - Đề số 03 Đề kiểm tra 1 tiết chương 2: Dòng điện không đổi - Đề số 02 Đề kiểm tra 1 tiết chương 2: Dòng điện không đổi - Đề số 01 Đề kiểm tra 1 tiết chương 1: Điện tích - Điện trường - Đề số 03 Đề kiểm tra 1 tiết chương 1: Điện tích - Điện trường - Đề số 02 Đề kiểm tra 1 tiết chương 1: Điện tích - Điện trường - Đề số 01Đề kiểm tra 1 tiết chương 5: Cảm ứng điện từ - Đề số 3
Máy phát điện hoạt động theo nguyên tắc dựa trên:
Hiện tượng mao dẫn
Hiện tượng cảm ứng điện từ
Hiện tượng điện phân
Hiện tượng mao dẫn
Đáp án : B
Máy phát điện hoạt động theo nguyên tắc dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ
Khi sử dụng điện, dòng điện Fucô không xuất hiện trong:
Quạt điện
Lò vi sóng
Nồi cơm điện
Bếp từ
Đáp án : C
Khi sử dụng các dụng cụ điện trên, dòng điện Fu-cô không xuất hiện trong nồi cơm điện
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
Một khung dây dẫn hình chữ nhật, quay đều trong một từ trường đều quanh một trục đối xứng OO’ song song với các đường cảm ứng từ thì trong khung có xuất hiện dòng điện cảm ứng.
Một khung dây dẫn hình chữ nhật, quay đều trong một từ trường đều quanh một trục đối xứng OO’ song song với các đường cảm ứng từ thì trong khung không có dòng điện cảm ứng.
Một khung dây dẫn hình chữ nhật, quay đều trong một từ trường đều quanh một trục đối xứng OO’ vuông với các đường cảm ứng từ thì trong khung có xuất hiện dòng điện cảm ứng.
Một khung dây dẫn hình chữ nhật, quay đều trong một từ trường đều quanh một trục đối xứng OO’ hợp với các đường cảm ứng từ một góc nhọn thì trong khung có xuất hiện dòng điện cảm ứng.
Đáp án : A
+ Sử dụng lí thuyết về khung dây dẫn đặt trong từ trường
+ Vận dụng biểu thức tính từ thông: Φ=BScosαΦ=BScosα
B, C , D - đúng
A – sai
Vì: Một khung dây dẫn hình chữ nhật, quay đều trong một từ trường đều quanh một trục đối xứng OO’ song song với các đường cảm ứng từ thì từ thông trong qua khung không biến thiên, trong khung không xuất hiện dòng điện cảm ứng.
Đặc tính chung của dòng điện Fu-cô là:
Tính chất xoáy
Tính chất từ
Tính chất dẫn điện
Tính chất cách điện
Đáp án : A
Đặc tính chung của dòng điện Fu-cô là tính chất xoáy.
Biểu thức tính suất điện động tự cảm là:
etc=−LΔIΔtetc=−LΔIΔt
etc=LIetc=LI
etc=4π10−7n2Vetc=4π10−7n2V
etc=−LΔtΔIetc=−LΔtΔI
Đáp án : A
Sử dụng biểu thức tính suất điện động tự cảm
Suất điện động được sinh ra do hiện tượng tự cảm gọi là suất điện động tự cảm
etc=−LΔiΔtetc=−LΔiΔt
Trong đó:
+ etcetc: suất điện động tự cảm
+ L: hệ số tự cảm
+ ∆i: Độ biến thiên cường độ dòng điện (A)
+ ∆t: Thời gian biến thiên cường độ dòng điện (s)
+ ΔiΔtΔiΔt : tốc độ biến thiên cường độ dòng điện (A/s)
Dấu “-“ giống như công thức tính suất điện động cảm ứng theo định luật Faraday chỉ chiều dòng điện cảm ứng tuân theo định luật Lenxơ
Đáp án nào sau đây là sai: Suất điện động tự cảm có giá trị lớn khi:
Độ tự cảm của ống dây lớn
Cường độ dòng điện qua ống dây lớn
Dòng điện giảm nhanh
Dòng điện tăng nhanh
Đáp án : B
Vận dụng biểu thức xác định suất điện động tự cảm: etc=−LΔiΔtetc=−LΔiΔt
Ta có: Suất điện động tự cảm: etc=−LΔiΔtetc=−LΔiΔt
=> Suất điện động tự cảm có giá trị lớn khi:
+ L - lớn: Độ tự cảm của ống dây lớn
+ ∆i lớn: Độ tăng/ giảm cường độ dòng điện nhanh
=> A, C, D - đúng
B- sai
Máy phát điện hoạt động theo nguyên tắc dựa trên:
hiện tượng dẫn điện
hiện tượng cảm ứng điện từ
hiện tượng điện phân
hiện tượng khúc xạ ánh sáng
Đáp án : B
Sử dụng lí thuyết về máy phát điện
Máy phát điện hoạt động theo nguyên tắc dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ
Phát biểu nào sau đây không đúng ?
Một khung dây dẫn hình chữ nhật, quay đều trong một từ trường đều quanh một trục đối xứng OO’ song song với các đường cảm ứng từ thì trong khung có xuất hiện dòng điện cảm ứng
Một khung dây dẫn hình chữ nhật, quay đều trong một từ trường đều quanh một trục đối xứng OO’ song song với các đường cảm ứng từ thì trong khung không có dòng điện cảm ứng
Một khung dây dẫn hình chữ nhật, quay đều trong một từ trường đều quanh một trục đối xứng OO’ vuông góc với các đường cảm ứng từ thì trong khung có xuất hiện dòng điện cảm ứng
Một khung dây dẫn hình chữ nhật, quay đều trong một từ trường đều quanh một trục đối xứng OO’ hợp với các đường cảm ứng từ một góc nhọn thì trong khung có xuất hiện dòng điện cảm ứng
Đáp án : A
+ Sử dụng định nghĩa về dòng điện cảm ứng
+ Sử dụng công thức tính từ thông qua một diện tích S:
Ta có:
+ Dòng điện xuất hiện khi có sự biến đổi từ thông qua mạch điện kín gọi là dòng điện cảm ứng
+ từ thông qua một diện tích S:
A- sai vì khi khung quay quanh trục song song với các đường cảm ứng từ thì từ thông qua khung dây luôn bằng 0 => không có dòng điện cảm ứng
B, C, D - đúng
Biểu thức tính hệ số tự cảm của ống dây dài là:
L=−eΔIΔtL=−eΔIΔt
L=εIL=εI
L=4π.10−7.n2.VL=4π.10−7.n2.V
L=−eΔtΔIL=−eΔtΔI
Đáp án : C
Biểu thức tính hệ số tự cảm của ống dây dài là: L=4π.10−7.n2.VL=4π.10−7.n2.V với n=Nℓn=Nℓ
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
Sau khi quạt điện hoạt động, ta thấy quạt điện bị nóng lên. Sự nóng lên của quạt điện một phần do dòng điện Fu-cô xuất hiện trong lõi sắt của quạt điện gây ra.
Sau khi siêu điện hoạt động, ta thấy nước trong siêu nóng lên. Sự nóng lên của nước chủ yếu là do dòng điện Fu-cô xuất hiện trong nước gây ra
Khi dùng lò vi sóng để nướng bánh, bánh bị nóng lên. Sự nóng lên của bánh là do dòng điện Fu-cô xuất hiện trong bánh gây ra
Máy biến thế dùng trong gia đình khi hoạt động bị nóng lên. Sự nóng lên của máy biến thế chủ yếu do dòng điện Fu-cô trong lõi sắt của máy biến thế gây ra
Đáp án : B
A, C, D - đúng
B- sai
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
Khi có sự biến đổi từ thông qua mặt giới hạn bởi một mạch điện, thì trong mạch xuất hiện suất điện động cảm ứng. Hiện tượng đó gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ.
Dòng điện xuất hiện khi có sự biến thiên từ thông qua mạch điện kín gọi là dòng điện cảm ứng.
Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường do nó sinh ra luôn ngược chiều với chiều của từ trường đã sinh ra nó.
Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường do nó sinh ra có tác dụng chống lại nguyên nhân đã sinh ra nó.
Đáp án : C
Sử dụng lí thuyết về dòng điện cảm ứng
A, B, D – đúng
C – sai
Vì: Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường do nó sinh ra có tác dụng chống lại nguyên nhân đã sinh ra nó. Khi từ thông tăng thì từ trường do dòng điện cảm ứng sinh ra ngược chiều với từ trường đã sinh ra nó, và ngược lại khi từ thông giảm thì từ trường do dòng điện cảm ứng sinh ra cùng chiều với từ trường đã sinh ra nó
Độ lớn của suất điện động cảm ứng trong một mạch kín được xác định theo công thức:
eC=|ΔΦ|ΔteC=|ΔΦ|Δt
eC=|ΔΦ|ΔteC=|ΔΦ|Δt
eC=|Δt|ΔΦeC=|Δt|ΔΦ
eC=−ΔΦΔteC=−ΔΦΔt
Đáp án : A
Suất điện động cảm ứng trong một mạch kín được xác định bởi biểu thức: eC=|ΔΦ|ΔteC=|ΔΦ|Δt
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
Dòng điện cảm ứng được sinh ra trong khối vật dẫn khi chuyển động trong từ trường hay đặt trong từ trường biến đổi theo thời gian gọi là dòng điện Fu-cô
Dòng điện xuất hiện khi có sự biến thiên từ thông qua mạch điện kín gọi là dòng điện cảm ứng
Dòng điện Fu-cô được sinh ra khi khối kim loại chuyển động trong từ trường, có tác dụng chống lại chuyển động của khối kim loại đó.
Dòng điện Fu-cô chỉ được sinh ra khi khối vật dẫn chuyển động trong từ trường, đồng thời tỏa nhiệt làm cho khối vật dẫn nóng lên.
Đáp án : D
A, B, C - đúng
D- sai vì: Dòng điện cảm ứng được sinh ra ở trong khối vật dẫn khi vật dẫn chuyển động trong từ trường hay được đặt trong từ trường biến đổi theo thời gian là dòng điện Fu-cô
Một khung dây hình tam giác vuông có độ dài cạnh huyền là 5cm5cm và một cạnh góc vuông là 3cm3cm. Cả khung dây được đưa vào từ trường đều sao cho các đường sức từ vuông góc với khung dây, từ thông xuyên qua khung dây là 1,2.10−7Wb1,2.10−7Wb. Cảm ứng từ B có giá trị:
10-4 (T)
5.10-5 (T)
2,5.10-5 (T)
2.10-4 (T)
Đáp án : D
+ Sử dụng các công thức trong tam giác vuông
+ Vận dụng biểu thức tính từ thông qua diện tích S: Φ=BScosαΦ=BScosα
Cạnh còn lại của tam giác có giá trị:
Ta có: c=5cm,a=3cmc=5cm,a=3cm
Theo định lý Py-ta-go: b=√c2−a2=√52−32=4cmb=√c2−a2=√52−32=4cm
Diện tích của tam giác: S=12a.b=120,03.0,04=6.10−4(m2)S=12a.b=120,03.0,04=6.10−4(m2)
Từ thông qua khung dây: Φ=BScos00→B=ΦS=1,2.10−76.10−3=2.10−4(T)Φ=BScos00→B=ΦS=1,2.10−76.10−3=2.10−4(T)
Một cuộn dây dẫn dẹt hình tròn, gồm 100 vòng, mỗi vòng có bán kính r=10cmr=10cm, mỗi mét chiều dài của dây dẫn có điện trở R0=0,5ΩR0=0,5Ω. Cuộn dây đặt trong một từ trường đều có véc tở cảm ứng từ B vuông góc với mặt phẳng các vòng dây và có độ lớn B=10−2TB=10−2T giảm đều đến 0 trong thời gian 0,01s0,01s. Xác định công suất tỏa nhiệt trên cuộn dây?
1,6W1,6W
π2W
0,987W
0,31W
Đáp án : D
+ Vận dụng biểu thức tính từ thông: Φ=NBScosα với α=(^→n,→B)
+ Vận dụng biểu thức tính suất điện động cảm ứng: ec=|ΔΦΔt|
+ Sử dụng biểu thức tính cường độ dòng điện: I=UR
+ Áp dụng công thức tính công suất: P=I2R
Ta có:
+ Chiều dài 1 vòng dây: C=2πr
+ Diện tích một vòng dây: S=πr2
=> Chiều dài 100 vòng dây là: L=100C=200πr
Theo đầu bài, ta có mỗi mét chiều dài của dây dẫn có điện trở R0=0,5Ω
=> Điện trở tổng cộng của 100 vòng dây là: R=L.R0=200πr.R0=200π.0,1.0,5=10π(Ω)
+ Trong khoảng thời gian Δt=0,01s, cảm ứng từ giảm đều từ B đến 0
=> Từ thông trong khung cũng giảm từ Φ1 xuống Φ2
Ta có: {Φ1=NB1Scosα=100.10−2.π(0,1)2cos00=0,01πWbΦ2=NB2Scosα=0Wb
+ Suất điện động cảm ứng trong cuộn dây: ec=|ΔΦΔt|=|0−0,01π0,01|=π(V)
+ Dòng điện cảm ứng trong khung dây: ic=|ec|R=π10π=0,1(A)
+ Công suất tỏa nhiệt trên cuộn dây: P=i2cR=0,12.10π=0,314W
Cách di chuyển nam châm để dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch như hình là:
Nam châm đi lên lại gần vòng dây
Nam châm đi xuống ra xa vòng dây
Nam châm đi lên ra ra vòng dây
Nam châm đi xuống lại gần vòng dây
Đáp án : B
+ Vận dụng định luật Lenxơ
+ Xác định chiều của cảm ứng từ cảm ứng →BC
+ Vận dụng quy tắc nắm bàn tay phải, xác định chiều dòng điện cảm ứng
Định luật lenxơ về chiều dòng điện cảm ứng: Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường mà nó sinh ra có tác dụng chống lại nguyên nhân đã sinh ra nó.
Một thanh dẫn điện dài 1m, chuyển động trong từ trường đều có cảm ứng từ B=0,4T với vận tốc 2m/s và làm với →B một góc 300. Dùng dây có điện trở không đáng kể nối hai đầu thanh với một điện trở R=2Ω thành một mạch kín. Tính cường độ dòng điện qua điện trở?
0,4√3A
0,2√3A
0,4A
0,2A
Đáp án : D
+ Vận dụng biểu thức tính suất điện động cảm ứng trong đoạn dây dẫn: |eC|=Blvsinθ
+ Áp dụng biểu thức định luật Ôm cho đoạn mạch: I=UR
Ta có:
+ Suất điện động cảm ứng trong thanh là: |eC|=Blvsinθ=0,4.1.2.sin300=0,4V
=> Cường độ dòng điện trong mạch: Ic=ecR=0,42=0,2A
Ta có cường độ dòng điện trong mạch cũng chính là cường độ dòng điện qua điện trở và bằng 0,2A
Cho hệ thống như hình vẽ.
Thanh MN có chiều dài 50cm chuyển động với vận tốc 10m/s trong từ trường đều B = 0,25T. Tụ điện có điện dung C = 10μF. Độ lớn điện tích của tụ điện:
0,125μC
12,5μC
11,2μC
2,12μC
Đáp án : B
+ Áp dụng biểu thức tính suất điện động trên thanh:
+ Áp dụng biểu thức tính điện tích trên tụ: q = CU
Khi thanh MN chuyển động thì thanh MN xem như nguồn điện có suất điện động có độ lớn: eC=Blvsin900=0,25.0,5.10=1,25V
Nguồn điện MN sẽ nạp điện cho tụ C nên điện tích của tụ C là:
q=CeC=10.10−6.1,25=1,25.10−5(C)
Một ống dây dài được cuốn với mật độ 2000 vòng/mét. Ống dây có thể tích 500cm3. Ống dây được mắc vào một mạch điện. Sau khi đóng công tắc dòng điện trong ống dây biến đổi theo thời gian (đồ thị). Lúc đóng công tắc ứng với thời điểm t = 0. Suất điện động tự cảm trong ống dây sau khi đóng công tắc với thời điểm t = 0,05s có giá trị:
0,05V
0,25V
0,5V
1V
Đáp án : B
+ Áp dụng biểu thức xác định độ tự cảm của ống dây: L=4π.10−7n2V
+ Vận dụng biểu thức xác định suất điện động cảm ứng: |etc|=L|Δi|Δt
Ta có:
+ Độ tự cảm của ống dây: L=4π.10−7n2V=4π.10−720002.(500.10−6)=2,5.10−3
+Trong khoảng thời gian từ t = 0 đến t = 0,05s cường độ dòng điện tăng từ 0A đến 5A
Suất điện động tự cảm trong ống dây trong khoảng thời gian này:
|etc|=L|Δi|Δt=2,5.10−3|5−0|0,05=0,25V
Một cuộn cảm có độ tự cảm 0,2H. Khi cường độ dòng điện trong cuộn cảm giảm đều từ I xuống 0 trong khoảng thời gian 0,05s thì suất điện động tự cảm xuất hiện trong cuộn cảm có độ lớn là 8V. Giá trị của I là
0,8A.
0,04A.
2,0A.
1,25A.
Đáp án : C
Vận dụng biểu thức tính suất điện động tự cảm: etc=−LΔiΔt
Ta có: etc=−LΔiΔt
→|etc|=L|Δi|Δt↔8=0,2I−00,05→I=2A
Một khung dây phẳng có diện tích 25cm2, gồm 10 vòng dây đặt trong từ trương đều, mặt phẳng vòng dây vuông góc với các đường sức từ. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cảm ứng từ B vào thời gian t. Độ lớn của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung từ thời điểm t1=0 đến thời điểm t2=0,5s là
0,01V
10−4V
10V
2.10−4V
Đáp án : D
Từ thông qua khung dây có N vòng : Ф = NBScosα
Suất điện động cảm ứng e=−ΔϕΔt
Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong thời gian từ t1 = 0 đến t2 = 0,5s là
e=−ΔϕΔt=−N(B2−B1)Scos0t2−t1=−10.(6.10−3−2.10−3).25.10−40,5=2.10−4V
Một hình chữ nhật kích thước 3(cm)x4(cm) đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B=5.10−4(T). Vectơ cảm ứng từ hợp với mặt phẳng một góc 300. Từ thông qua hình chữ nhật đó là:
6.10−7(Wb)
3.10−7(Wb)
5,2.10−7(Wb)
3.10−3(Wb)
Đáp án : B
+ Vận dụng biểu thức tính từ thông: Φ=BScosα với α=(→n,→B)
+ Sử dụng biểu thức tính diện tích hình chữ nhật: S=a.b
Ta có từ thông qua diện tích hình chữ nhật: Φ=BScosα
+ Diện tích S của hình chữ nhật: S=0,03.0,04=1,2.10−3(m2)
+α=(→n,→B)=900−300=600
=> Từ thông qua hình chữ nhật: Φ=BScosα=5.10−4.1,2.10−3.cos600=3.10−7(Wb)
Một ống dây có hệ số tự cảm L=0,1(H), cường độ dòng điện qua ống dây giảm đều đặn từ 2(A) về 0 trong khoảng thời gian là 4(s). Suất điện động tự cảm xuất hiện trong ống trong khoảng thời gian đó là:
0,03(V)
0,04(V)
0,05(V)
0,06(V)
Đáp án : C
Áp dụng công thức tính độ lớn của suất điện động tự cảm là etc=L|Δi|Δt
Suất điện động tự cảm xuất hiện trong ống trong khoảng thời gian 4s đó là:
etc=L|Δi|Δt=0,1|0−2|4=0,05V
Một ống dây dài 50(cm), diện tích tiết diện ngang của ống là 10(cm2) gồm 1000 vòng dây. Hệ số tự cảm của ống dây là:
0,251(H)
6,28.10−2(H)
2,51.10−2(mH)
2,51(mH)
Đáp án : D
Sử dụng biểu thức xác định hệ số tự cảm của một ống dây dài đặt trong không khí:
L=4π.10−7n2V=4π.10−7N2lS
Trong đó:
+n: số vòng dây trên một đơn vị chiều dài của ống (n=Nl)
+V: thể tích của ống (V=lS)
+S: tiết diện của ống dây (m2)
Ta có: hệ số tự cảm của một ống dây dài đặt trong không khí:
L=4π.10−7n2V=4π.10−7N2lS
Trong đó:
+ n: số vòng dây trên một đơn vị chiều dài của ống (n=Nl)
+ V : thể tích của ống (V=lS)
+S: tiết diện của ống dây (m2)
Theo đề bài, ta có: {N=1000l=50cm=0,5mS=10cm2=10−3m2
=> Hệ số tự cảm của ống dây:
L=4π.10−7100020,5.10−3=8π.10−4H=2,513mH
Cho mạch điện như hình vẽ, nguồn có suất điện động E=1,5V, điện trở trong r=0,1Ω, thanh MN có chiều dài 1m có điện trở R=5Ω. Từ trường có phương thẳng đứng hướng xuống, vuông góc với mặt phẳng khung như hình vẽ, độ lớn B=0,1T
Ampe kế chỉ bao nhiêu khi MN đứng yên?
0,3A
0,1A
0,29A
0,4A
Đáp án : C
Áp dụng định luật Ôm cho đoạn mạch: I=ER+r
Khi MN đứng yên, thì trong mạch không có dòng điện cảm ứng , nên số chỉ của ampe kế là:
I=ER+r=1,55+0,1=0,29A
Mẹo tìm đáp án nhanh
Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365