Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Bồ Câu Nâu
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Đề thi giữa kì 2 Toán 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 8

Phần trắc nghiệm (3 điểm) Câu 1: Nếu 2.b = 5.c và b, c ≠ 0 thì:

I. Trắc nghiệm
Câu 1 :

Nếu 2.b = 5.c và b, c ≠ 0 thì:

  • A
    2c=b5.
  • B
    25=cb.
  • C
    2b=5c.
  • D
    c5=b2.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất của tỉ lệ thức: Nếu ad=bc(a,b,c,d0) thì ta có các tỉ lệ thức:

ab=cd;ac=bd;db=ca;dc=ba

Lời giải chi tiết :

Nếu 2.b=5.c thì ta có các tỉ lệ thức:

2c=5b;25=cb;c2=b5;52=bc nên B đúng.

Câu 2 :

Với a,b,c,dZ;b,d0 kết luận nào sau đây là đúng?

  • A
    ab=cd=a+cbd.
  • B
    ab=cd=acdb.
  • C
    ab=cd=acbd.
  • D
    ab=cd=acb+d.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất dãy tỉ số bằng nhau.

Lời giải chi tiết :

Với a,b,c,dZ;b,d0 ta có:

ab=cd=acbd.

Câu 3 :

Cho y là đại lượng tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ k, ta có:

  • A
    y=kx.
  • B
    y=kx.
  • C
    x=ky.
  • D
    x=ky.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về hai đại lượng tỉ lệ thuận.

Lời giải chi tiết :

y là đại lượng tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ k nên ta có công thức y=kx.

Câu 4 :

Cho biết x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch và khi x = 4 thì y = -15. Hệ số tỉ lệ của y đối với x là:

  • A
    60.  
  • B
    -60.
  • C
    154.
  • D
    415.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về hai đại lượng tỉ lệ nghịch.

Lời giải chi tiết :

x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch và khi x = 4 thì y = -15 nên hệ số tỉ lệ của y đối với x là:

k = 4.(-15) = -60.

Câu 5 :

Cho y = 10x thì ta nói

  • A
    y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỉ lệ 10.
  • B
    x tỉ lệ nghịch với y theo hệ số tỉ lệ 10.
  • C
    y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ 10.
  • D
    x tỉ lệ thuận với y theo hệ số tỉ lệ 10.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về hai đại lượng tỉ lệ thuận và tỉ lệ nghịch.

Lời giải chi tiết :

Nếu đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo công thức y = 10x thì ta nói y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ 10.

Câu 6 :

Cho tam giác ABC có độ dài ba cạnh là ba số nguyên. Biết AB = 3 cm; AC = 7 cm. Khi đó độ dài cạnh BC không thể bằng

  • A
    4cm.
  • B
    5cm.
  • C
    6cm.
  • D
    7cm.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác.

Lời giải chi tiết :

Vì 3 + 4 = 7 nên 3cm; 4cm; 7cm không thể là ba cạnh của tam giác ABC hay BC không thể bằng 4cm.

Câu 7 :

Cho ΔABC cân tại B. Khi đó:

  • A
    ˆC=ˆB.
  • B
    ˆC=ˆA.
  • C
    ˆA=ˆB.
  • D
    ˆC=ˆB=ˆA.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất của tam giác cân.

Lời giải chi tiết :

Tam giác ABC cân tại B nên ˆA=ˆC.

Câu 8 :

Cho ΔABC vuông tại A và ˆB=600. Khi đó:

  • A
    ˆC=600.
  • B
    ˆC=900.
  • C
    ˆC=300.
  • D
    ˆC=1800.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào định lí tổng ba góc của một tam giác.

Lời giải chi tiết :

Xét tam giác ABC vuông tại A nên ˆA=900 có: ˆA+ˆB+ˆC=1800 suy ra ˆC=1800900600=300.

Câu 9 :

Cho ΔMNP có MN < MP < NP. Trong các khẳng định sau, câu nào đúng?

  • A
    ˆM<ˆP<ˆN.
  • B
    ˆN<ˆP<ˆM.
  • C
    ˆP<ˆN<ˆM.
  • D
    ˆP<ˆM<ˆN.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong tam giác.

Lời giải chi tiết :

ΔMNP có MN < MP < NP nên ˆP<ˆN<ˆM.

Câu 10 :

Cho hình vẽ sau, hỏi cách viết kí hiệu nào đúng?

  • A
    ΔABE=ΔCFD.
  • B
    ΔAEB=ΔDFC.
  • C
    ΔBAE=ΔFCD.
  • D
    ΔABE=ΔCDF.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào các đỉnh tương ứng của hai tam giác bằng nhau.

Lời giải chi tiết :

Xét tam giác ABE và tam giác CDF có:

AB=CD^BAE=^DCFAE=CF

ΔABE=ΔCDF (c.g.c)

Câu 11 :

Cho hình vẽ bên, khoảng cách từ điểm B đến đường thẳng AD là độ dài đoạn thẳng nào?

  • A
    AB.
  • B
    BC.
  • C
    BD.
  • D
    CD.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đoạn thẳng ngắn nhất trong các đoạn thẳng kẻ từ B đến AD là khoảng cách từ điểm B đến đường thẳng AD.

Lời giải chi tiết :

Độ dài đoạn thẳng AB là khoảng cách từ điểm B đến đường thẳng AD.

Câu 12 :

Cho hình vẽ. So sánh BA, BC, BD, ta được:

  • A
    BA > BC > BD.
  • B
    AB < BD < BC.
  • C
    AB < BC < BD.
  • D
    BA > BD > BC.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào quan hệ giữa đường xiên và hình chiếu.

Lời giải chi tiết :

Vì AB < AD, C nằm giữa A và D nên AC < AD.

Do đó AB < BC < BD. (quan hệ giữa đường xiên và hình chiếu)

II. Tự luận
Câu 1 :

Cho hai đại lượng x và y tỉ lệ thuận với nhau và khi x = 5 thì y = -4.

a) Tìm hệ số tỉ lệ k trong công thức y=kx.

b) Biểu diễn y theo x.

c) Tính giá trị của y khi x = -10; x = 2.

Phương pháp giải :

a) Dựa vào kiến thức về hai đại lượng tỉ lệ thuận để tìm k.

b) Viết công thức biểu diễn y theo x với k vừa tìm được.

c) Thay giá trị của x vào công thức biểu diễn để tìm y

Lời giải chi tiết :

a) Vì hai đại lượng x và y tỉ lệ thuận với nhau và khi x = 5 thì y = -4 nên ta có:

4=k.5 suy ra k=45.

b) Công thức biểu diễn y theo x là: y=45x.

c) Thay x = -10 vào công thức ta được: y=45.(10)=8.

Thay x = 2 vào công thức ta được: y=45.2=85.

Câu 2 :

Cho tam giác ABC có số đo các góc A, B, C lần lượt ti lệ với các số 2; 4; 6.

a) Tính số đo các góc của tam giác ABC.

b) Sắp xếp các cạnh của tam giác ABC theo thứ tự từ bé đến lớn.

Phương pháp giải :

a) Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau để tìm số đo các góc của tam giác ABC.

b) Dựa vào quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác.

Lời giải chi tiết :

a) Ta có tam giác ABC có số đo của các góc A, B,C lần lượt tỉ lệ với các số 2; 4; 6 nên ta có:

ˆA2=ˆB4=ˆC6

Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau, ta có:

ˆA2=ˆB4=ˆC6=ˆA+ˆB+ˆC2+4+6=180012=150

Suy ra

ˆA=150.2=300ˆB=150.4=600ˆC=150.6=900

Vậy số đo của góc A, B, C lần lượt là 300;600;900.

b) Xét ΔABCˆA<ˆB<ˆC(300<600<900) nên BC<AC<AB.

Vậy các cạnh của tam giác ABC theo thứ tự từ bé đến lớn là BC, AC, AB.

Câu 3 :

Cho tam giác ABC vuông tại A. Tia phân giác góc B cắt AC tại D. Từ D kẻ DH vuông góc với BC.

a) So sánh BA và BC.

b) Chứng minh DA = DH.

c) So sánh DC và DA.

Phương pháp giải :

a) Dựa vào quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên.

b) Chứng minh ΔABD=ΔHBD nên DA = DH.

c) So sánh DC và DH dựa vào quan hệ giữa các cạnh trong tam giác, mà DH = DA nên so sánh được DC và DA.

Lời giải chi tiết :

a) Xét tam giác ABC vuông tại A nên BA là đường vuông góc kẻ từ B đến AC, BC là đường xiên kẻ từ B đến AC nên BA < BC. (quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên).

b) Xét tam giác ABD và HBD, ta có:

^BAD=^BHD=900

^B1=^B2 (BD là tia phân giác của góc ABC)

BD chung

Suy ra ΔABD=ΔHBD (cạnh huyền – góc nhọn)

Suy ra DA = DH (hai cạnh tương ứng) (đpcm)

c) Trong tam giác DHC có ^DHC=900

Suy ra DH < DC (cạnh góc vuông nhỏ hơn cạnh huyền)

Mà DA = DH (cmt)

Suy ra DA < DC.

Câu 4 :

Ba đội cùng chuyển một khối lượng gạch như nhau. Thời gian để đội thứ nhất, đội thứ hai và đội thứ ba làm xong công việc lần lượt là 2 giờ, 3 giờ, 4 giờ. Tính số người tham gia làm việc của mỗi đội, biết rằng số người của đội thứ ba ít hơn số người của đội thứ hai là 5 người.

Phương pháp giải :

Áp dụng tính chất của hai đại lượng tỉ lệ nghịch.

Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau để tính x, y, z.

Lời giải chi tiết :

Gọi số công dân tham gia làm việc của đội thứ nhất, đội thứ hai, đội thứ ba lần lượt là x, y, z. (x,y,zN,y>z)

Số công nhân của đội thứ ba ít hơn số công nhân của đội thứ hai là 5 người nên yz=5.

Với cùng một khối lượng công việc, số công nhân tham gia làm việc và thời gian hoàn thành công việc của mỗi đội là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau.

Do đó, ta có: 2x = 3y = 4z suy ra x12=y13=z14

Nhân với 112, ta được: x6=y4=z3

Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta có:

x6=y4=z3=yz43=51=5

Suy ra

x=5.6=30y=5.4=20z=5.3=15

Vậy số công nhân tham gia làm việc của đội thứ nhất, đội thứ hai, đội thứ ba lần lượt là 30, 20, 15 người.


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Khái niệm về axit nitrosunfuric

Cation nitronium - định nghĩa, vai trò và ứng dụng trong hóa học. Cấu trúc và tính chất vật lý, hóa học của cation nitronium. Quá trình sản xuất và ứng dụng trong đời sống và công nghiệp.

Khái niệm về sản phẩm nitro hóa và vai trò trong hóa học

Khái niệm về thuốc nổ, định nghĩa và vai trò của nó trong công nghiệp và quân đội. Cấu trúc và thành phần của thuốc nổ, bao gồm chất nổ, chất phụ gia và chất chống cháy. Nguyên lý hoạt động của thuốc nổ, bao gồm quá trình phân hủy, phản ứng lan truyền và tạo áp suất cao. Liệt kê các loại thuốc nổ phổ biến và các ứng dụng của chúng trong công nghiệp, khai thác mỏ, xây dựng và quân đội.

Khái niệm về chất tạo màu và vai trò của chúng trong tạo màu sắc. Loại chất tạo màu tự nhiên và tổng hợp. Quá trình tạo màu và ứng dụng của chất tạo màu trong công nghiệp và nghệ thuật.

Khái niệm về chất tẩy - Loại chất tẩy, thành phần và tính chất - An toàn và quy định sử dụng chất tẩy"

Khái niệm về nhóm SO3H - Cấu trúc, thành phần và tính chất axit mạnh của nhóm chức sulfonat trong hóa học.

HSO4 - Định nghĩa, cấu trúc, tính chất và ứng dụng trong hóa học và công nghiệp

Khái niệm về phức chất: định nghĩa, vai trò và cấu trúc. Phân loại và tính chất của phức chất. Ứng dụng trong hóa học, y học và công nghệ.

Sulfonic acid - định nghĩa, tính chất và ứng dụng trong hóa học và công nghiệp (150 ký tự)

Xem thêm...
×