Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Bài 39. Quá trình tái bản, phiên mã và dịch mã trang 103, 104, 105 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo

Loại enzyme nào sau đây tham gia vào quá trình tái bản DNA?

Cuộn nhanh đến câu

39.1

Loại enzyme nào sau đây tham gia vào quá trình tái bản DNA? 

A. Enzyme cắt giới hạn. 

B. Enzyme DNA polymerase. 

C. Enzyme RNA polymerase. 

D. Enzyme peptidase.


39.2

Trong quá trình kéo dài mạch DNA mới, sự lắp ghép các nucleotide được thực hiện theo nguyên tắc

A. bán bảo toàn. 

B. bảo toàn. 

C. bổ sung. 

D. gián đoạn.


39.3

Kết thúc quá trình tái bản, một phân tử DNA ban đầu sẽ tạo ra

A. hai phân tử DNA mới có cấu tạo khác một phần so với DNA mẹ ban đầu. 

B. hai phân tử DNA mới có cấu tạo giống một phần so với DNA mẹ ban đầu. 

C. hai phân tử DNA mới có cấu tạo khác hoàn toàn so với DNA mẹ ban đầu. 

D. hai phân tử DNA mới có cấu tạo giống hoàn toàn so với DNA mẹ ban đầu.


39.4

Hình ảnh sau đây mô tả nguyên tắc nào của quá trình tái bản DNA?

Hình ảnh sau đây mô tả nguyên tắc nào của quá trình tái bản DNA

A. bán bảo toàn. 

B. bảo toàn. 

C. bổ sung. 

 

D. gián đoạn.


39.5

Hình ảnh trên mô tả quá trình nào?

Hình ảnh trên mô tả quá trình nào trang 103 Sách bài tập KHTN 9

A. Phiên mã.

B. Dịch mã. 

C. Tái bản DNA. 

 

D. Phiên mã ngược.


39.6

Thành phần nào có tác dụng lắp ráp các nucleotide tự do với mạch khuôn. 

Thành phần nào có tác dụng lắp ráp các nucleotide tự do với mạch khuôn

A. (1). 

B. (3). 

C. (2). 

 

D. (4).


39.7

Mạch được dùng làm khuôn để tổng hợp mạch mới trong quá trình trên là

Mạch được dùng làm khuôn để tổng hợp mạch mới trong quá trình trên là

A. 5' → 3'.

B. 3' → 3'.

C. 3' → 5'. 

 

D. 5' → 5'. 

 

39.8

Trong các bộ ba, có bao nhiêu bộ ba mã hóa cho các amino acid?

A. 64. 

B. 63. 

C. 62. 

D. 61.


39.9

Trong các bộ ba sau, bộ ba nào mã hóa cho amino acid Methionine?

A. UAA. 

B. AUG. 

C. GGU. 

D. CAA. 


39.10

Cho các phát biểu sau: 

(1) Mã di truyền là thông tin về trình tự các amino acid được mã hóa dưới dạng trình tự các nucleotide trên mRNA. 

(2) Có 64 bộ ba được hình thành từ bốn loại nucleotide. 

(3) Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các mã di truyền trên mRNA quy định số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các amino acid trên phân tử protein. 

(4) Ba bộ ba UAA, UGG và UCC đóng vai trò kết thúc dịch mã. 

 

Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng? 

A. 1. 

B. 2. 

С. 3. 

D. 4.


39.11

Dịch mã là

A. quá trình tổng hợp chuỗi polypeptide thông qua thông tin di truyền được mã hóa trên phân tử mRNA. 

B. quá trình tổng hợp chuỗi polynucleotide thông qua thông tin di truyền được mã hóa trên phân tử mRNA. 

C. quá trình tổng hợp chuỗi polypeptide thông qua thông tin di truyền được mã hóa trên phân tử DNA. 

D. quá trình tổng hợp chuỗi polynucleotide thông qua thông tin di truyền được mã hóa trên phân tử DNA.


39.12

Nếu trình tự nucleotide trên mạch gốc của DNA là 5'-ATGCGGATTTAA-3' thì trình tự trên mạch bổ sung sẽ như thế nào? 

A. 5'-AUGCGGAUUUAA-3'. 

B. 3'-TTAAATCCGCAT-5'.

C. 5'-TTAAATCCGCAT-3'. 

D. 3'-TACGCCTAAATT-5'.


39.13

Một gene rất ngắn được tổng hợp nhân tạo trong ống nghiệm có trình tự các nucleotide như sau: 

Mạch 1: (1) TACATGATCATTTCAACTAATTTCTAGGTACAT (2) 

Mạch 2: (1) ATGTACTAGTAAAGTTGATTAAAGATCCATGTA (2) 

Gene này dịch mã trong ống nghiệm cho ra một chuỗi polypeptide hoàn chỉnh có 5 amino acid. Hãy cho biết mạch nào được dùng làm khuôn để tổng hợp ra mRNA và chiều sao mã trên gene. 

A. Mạch 1 làm khuôn, chiều sao mã từ (2) → (1).  

B. Mạch 1 làm khuôn, chiều sao mã từ (1) → (2). 

C. Mạch 2 làm khuôn, chiều sao mã từ (2) → (1). 

D. Mạch 2 làm khuôn, chiều sao mã từ (1) → (2).


39.14

Trong các thành phần sau, có bao nhiêu thành phần trực tiếp tham gia vào quá trình tổng hợp chuỗi polypeptide? 

(1) Gene.               (2) mRNA.           (3) Amino acid.              (4) tRNA. 

(5) Ribosome.       (6) Enzyme.          (7) rRNA.                       (8) RNA mồi. 

A. 6. 

B. 2. 

C. 3. 

D. 4.


39.15

Cho các bộ ba mã hóa cho các amino acid tương ứng như sau: GGG - Gly; CCC - Pro; GCU - Ala; CGA - Arg; UCG - Ser; AGC - Ser. Đoạn mạch bổ sung của một gene ở vi khuẩn có trình tự các nucleotide: 3'-TCGGCTGGGCCC-5'. Nếu đoạn mạch khuôn của gene này mang thông tin mã hóa cho đoạn polypeptide có 4 amino acid thì trình tự của 4 amino acid đó là

A. Ser - Ala - Gly - Pro. 

B. Pro - Gly - Ser - Ala. 

C. Ser - Arg - Pro - Gly. 

D. Gly - Pro - Ser - Arg.


39.16

Quá trình dịch mã dừng lại

A. khi ribosome tiếp xúc với vùng kết thúc nằm ở đầu 5' của mạch mã sao. 

B. khi ribosome tiếp xúc với vùng kết thúc nằm ở đầu 3' của mạch mã gốc. 

C. khi ribosome tiếp xúc với bộ ba kết thúc trên mRNA. 

D. khi ribosome tiếp xúc với vùng kết thúc nằm ở đầu 5' của mạch mã gốc.


39.17

Nguyên tắc bán bảo toàn trong cơ chế tái bản của DNA là gì? 

A. Hai phân tử DNA con mới được hình thành sau khi phân tử DNA mẹ tự nhân đôi, hoàn toàn khác nhau và khác với phân tử DNA mẹ ban đầu. 

B. Hai phân tử DNA con mới được hình thành sau khi DNA mẹ tự nhân đôi, có một phân tử DNA con giống với phân tử DNA mẹ ban đầu, còn phân tử DNA con kia có cấu trúc đã thay đổi. 

C. Sự nhân đôi của DNA chỉ xảy ra trên một mạch đơn của phân tử DNA mẹ. 

D. Trong hai phân tử DNA con mới được hình thành sau khi phân tử DNA mẹ tự nhân đôi, mỗi phân tử DNA con gồm có một mạch cũ và một mạch mới được tổng hợp.


39.18

Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu không đúng về quá trình nhân đôi DNA?

(1) Sau khi các mạch đơn mới được tổng hợp xong thì các mạch cùng chiều sẽ liên kết với nhau để tạo thành phân tử DNA con. 

(2) Hai mạch đơn mới được tổng hợp xoắn lại tạo thành một phân tử DNA con và hai mạch của DNA mẹ xoắn lại tạo thành một phân tử DNA con. 

(3) Mỗi chạc chữ Y chỉ có một mạch của phân tử DNA được tổng hợp liên tục, còn mạch kia tổng hợp gián đoạn do trên hai mạch khuôn có hai loại enzyme khác nhau xúc tác. 

(4) Quá trình nhân đôi của sinh vật nhân thực hình thành một đơn vị nhân đôi, quá trình nhân đôi của sinh vật nhân sơ hình thành nhiều đơn vị nhân đôi. 

A. 1. 

B. 2. 

C. 3. 

D. 4.


39.19

Sắp xếp các bước sau thành trình tự diễn ra quá trình tái bản DNA. 

(1) Hai phân tử DNA được tạo thành giống nhau và giống DNA mẹ. Mỗi phân tử đều có một mạch mới được tổng hợp, một mạch là của DNA ban đầu. 

(2) Nhờ enzyme tháo xoắn, hai mạch của phân tử DNA dãn xoắn. 

(3) Enzyme DNA polymerase xúc tác phản ứng kéo dài mạch mới có chiều 5' → 3'.

(4) Enzyme bẻ gãy liên kết hydrogen và hai mạch của phân tử DNA tách nhau tạo chạc chữ Y, để lộ hai mạch khuôn.


39.20

So sánh cơ chế tái bản DNA và cơ chế tổng hợp mRNA.


39.21

Tại sao mRNA được xem là bản sao của gene cấu trúc?


39.22

Một phân tử DNA tiến hành tái bản ba lần, số phân tử DNA được hình thành là bao nhiêu?


39.23

Cho hai phân tử DNA tái bản bốn lần, mỗi phân tử DNA con được hình thành tiến hành phiên mã ba lần. Có bao nhiêu phân tử mRNA được hình thành?


39.24

Một phân tử DNA tiến hành tái bản ba lần, mỗi gene con sinh ra đều phiên mã hai lần và mỗi mRNA cho bốn ribosome trượt qua không lặp lại thì có tất cả bao nhiêu chuỗi polypeptide được hình thành?


39.25

Trong điều tra các vụ án hình sự, sau khi thu thập các mẫu mô (vệt máu, sợi tóc, mảnh da,...) từ hiện trường vụ án, các nhà khoa học pháp y đã tiến hành tách chiết DNA từ mẫu mô và sử dụng kĩ thuật PCR (Polymerase Chain Reaction) để tăng số lượng đoạn DNA cần phân tích lên nhiều lần. Tiếp theo, tiến hành phân tích trình tự đoạn DNA từ mẫu mô và so sánh với trình tự DNA của những đối tượng bị tình nghi để xác định được thủ phạm gây án. 

a) Tại sao phải tiến hành PCR trước khi phân tích trình tự đoạn DNA? 

b) Bảng bên dưới là kết quả về số trình tự nucleotide khi so sánh ba locus khác nhau trên các đoạn DNA được lấy từ mẫu máu tại hiện trường vụ án và ba đối tượng bị tình nghi. Hãy xác định đối tượng nào là thủ phạm gây án. Giải thích. 

Trong điều tra các vụ án hình sự, sau khi thu thập các mẫu mô (vệt máu, sợi tóc, mảnh da,...) từ hiện trường


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Khái niệm giảm năng xuất tỏa nhiệt và vai trò của nó trong bảo vệ môi trường

Khái niệm về đo độ ẩm

Khái niệm về độ ẩm - Định nghĩa và vai trò của độ ẩm trong đời sống và sản xuất. Thiết bị đo độ ẩm - Mô tả về các loại thiết bị, cách thức hoạt động và nguyên lý đo độ ẩm. Độ chính xác và độ phân giải của thiết bị đo độ ẩm - Tổng quan về độ chính xác và độ phân giải, cách đánh giá và lựa chọn thiết bị. Ứng dụng của thiết bị đo độ ẩm - Trong nông nghiệp, y tế, điều hòa không khí, sản xuất giấy và gỗ.

Khái niệm về lưu trữ nhiên liệu

Khái niệm bảo quản nhiên liệu

Khái niệm về nơi khô ráo

Khái niệm về thoáng mát và ảnh hưởng đến cảm giác của con người. Nguyên lý hoạt động và công nghệ làm mát không khí. Lợi ích của thoáng mát đối với sức khỏe, tâm lý và môi trường

Nhiên liệu có độ ẩm thấp - giới thiệu, tính chất và lợi ích | Lựa chọn, lưu trữ và thực hiện sử dụng nhiên liệu có độ ẩm thấp | Chất lượng và hiệu suất tối đa.

Khái niệm về khử ẩm và vai trò của nó trong đời sống và công nghiệp. Nguyên lý hoạt động và các phương pháp khử ẩm. Các loại thiết bị khử ẩm phổ biến và hướng dẫn thiết kế hệ thống khử ẩm.

Khái niệm về năng suất tỏa nhiệt

Xem thêm...
×