Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Lý thuyết Phương trình đường thẳng trong không gian Toán 12 Chân trời sáng tạo

1. Phương trình đường thẳng trong không gian Vecto chỉ phương của đường thẳng

1. Phương trình đường thẳng trong không gian

Vecto chỉ phương của đường thẳng

Vecto a0 được gọi là vecto chỉ phương của đường thẳng d nếu giá của a song song hoặc trùng với d.

Nếu a là vecto chỉ phương của d thì ka (k0) cũng là vecto chỉ phương của d.

Ví dụ: Trong không gian Oxyz, cho hình chóp O.ABC có A(2;0;0), B(0;4;0) và C(0;0;7).

a) Tìm tọa độ một vecto chỉ phương của mỗi đường thẳng AB, AC.

b) Vecto v=(1;2;0) có là vecto chỉ phương của đường thẳng AB không?

Giải:

a) Ta có AB=(2;4;0) là một vecto chỉ phương của đường thẳng AB.

AC=(2;0;7) là một vecto chỉ phương của đường thẳng AC.

b) Vì v=(1;2;0)=12AB nên v là một vecto chỉ phương của đường thẳng AB.

Phương trình tham số của đường thẳng

Trong không gian Oxyz, cho đường thẳng Δ đi qua điểm M0(x0;y0;z0) và có vecto chỉ phương u=(a;b;c). Hệ phương trình:

{x=x0+aty=y0+btz=z0+ct

được gọi là phương trình tham số của đường thẳng Δ (t là tham số, tR).

Mỗi giá trị của tham số t xác định duy nhất một điểm A trên Δ và ngược lại.

Ví dụ: Cho đường thẳng d có phương trình tham số {x=2+6ty=11+2tz=4t  (tR).

a) Tìm hai vecto chỉ phương của d.

b) Tìm các điểm trên d ứng với t lần lượt bằng 0; 2; -3.

Giải:

a) Từ phương trình tham số, ta có a=(6;2;4) là một vecto chỉ phương của d.

Chọn b=12a=(3;1;2), ta có b cũng là một vecto chỉ phương của d.

b) Thay t = 0 vào phương trình tham số của d ta được

{x=2+6.0y=11+2.0z=4.0  hay {x=2y=11z=0

Vậy A(-2;11;0).

Tương tự, với t = 2 thì B(10;15;8), với t = 3 thì C(-20;5;-12).

Phương trình chính tắc của đường thẳng

Trong không gian Oxyz, cho đường thẳng Δ đi qua điểm A(x0;y0;z0) và có vecto chỉ phương u=(a;b;c) với a, b, c là các số khác 0.

Hệ phương trình

xx0a=yy0b=zz0c

được gọi là phương trình chính tắc của đường thẳng Δ.

Ví dụ: Viết phương trình chính tắc của đường thẳng d đi qua điểm M0(1;2;3) và nhận a=(4;5;7) làm vecto chỉ phương.

Giải: Đường thẳng d có phương trình chính tắc là x14=y25=z37.

Phương trình chính tắc và phương trình tham số của đường thẳng đi qua hai điểm

Trong không gian Oxyz, cho hai điểm phân biệt A1(x1;y1;z1)A2(x2;y2;z2). Đường thẳng A1A2 có vecto chỉ phương A1A2=(x2x1;y2y1;z2z1)

- Đường thẳng A1A2 có phương trình tham số là {x=x1+(x2x1)ty=y1+(y2y1)tz=z1+(z2z1)t (tR).

- Trong trường hợp x1x2,y1y2,z1z2 thì đường thẳng A1A2 có phương trình chính tắc là: xx1x2x1=yy1y2y1=zz1z2z1.

Ví dụ: Viết phương trình tham số và phương trình chính tắc của đường thẳng AB, biết A(1;1;5) và B(3;5;8).

Giải: Đường thẳng AB có vecto chỉ phương là AB=(2;4;3) nên có phương trình tham số {x=1+2ty=1+4tz=5+3t và phương trình chính tắc x12=y14=z53.

2. Vị trí tương đối giữa hai đường thẳng. Điều kiện để hai đường thẳng vuông góc

Điều kiện để hai đường thẳng song song hoặc trùng nhau

Trong không gian Oxyz, cho hai đường thẳng d,d có vecto chỉ phương tương ứng là a(x1;y1;z1), a(x2;y2;z2). Gọi M(x0;y0;z0)d. Khi đó

+ d//d{a=ka,kRMd

+ dd{a=ka,kRMd

Ví dụ: Kiểm tra tính song song hoặc trùng nhau của các cặp đường thẳng sau:

a) d: {x=1+ty=2+tz=1+2t và d’: {x=2+2ty=5+2tz=1+4t

b) d: x11=y21=z12 và d: x23=y33=z36

Giải:

a) Đường thẳng d đi qua điểm M(1;2;1) và có vecto chỉ phương a=(2;2;4)=2a.

Thay tọa độ điểm M vào phương trình của d’, ta được

{1=2+2t2=5+2t5=1+4t{t=12t=32t=0 (vô nghiệm).

Suy ra M không thuộc d’. Vậy d//d’.

b) Đường thẳng d đi qua điểm M(1;2;1) và có vecto chỉ phương a=(2;2;4)=2a.

Đường thẳng d’ có vecto chỉ phương a=(3;3;6)=3a.

Thay tọa độ điểm M vào phương trình của d’, ta được

123=233=136.

Phương trình nghiệm đúng, suy ra M thuộc d’. Vậy dd’.

Điều kiện để hai đường thẳng cắt nhau hoặc chéo nhau

Trong không gian Oxyz, cho hai đường thẳng d,d có vecto chỉ phương tương ứng là a(x1;y1;z1), a(x2;y2;z2). Gọi M(x0;y0;z0)d, M(x0;y0;z0)d. Khi đó

+ d,d cắt nhau [a,a].MM=0

+ d,d chéo nhau [a,a].MM0.

Ví dụ: Xét vị trí tương đối giữa hai đường thẳng d và d’ trong mỗi trường hợp sau:

a) d: {x=ty=1+tz=2+t và d’: {x=1+2ty=2+5tz=3+t

b) d: {x=1+ty=2+tz=3+t và d’ x12=y25=z96

Giải:

a) d và d’ có vecto chỉ phương lần lượt là a=(1;1;1)a=(2;5;1).

Ta có 1215, suy ra aa không cùng phương. Vậy d và d’ hoặc cắt nhau hoặc chéo nhau.

Xét hệ phương trình {t=1+2tt+1=2+5tt+2=3+t{t2t=1t5t=1tt=1

Giải hệ phương trình được t = 1, t’ = 0.

Vậy d cắt d’ tại điểm M(1;2;3).

b) d và d’ có vecto chỉ phương lần lượt là a=(1;1;1)a=(2;5;6).

Ta có 1215, suy ra aa không cùng phương. Vậy d và d’ hoặc cắt nhau hoặc chéo nhau.

d’ có phương trình tham số là {x=1+2ty=2+5tz=9+6t

Xét hệ phương trình {1+t=1+2t2+t=2+5t3+t=9+6t{t2t=0t5t=0t6t=6

Giải hệ trên không tìm được t, t’ thỏa mãn.

Vậy d và d’ chéo nhau.

Điều kiện để hai đường thẳng vuông góc

Trong không gian Oxyz, cho hai đường thẳng Δ1,Δ2 tương ứng có vecto chỉ phương u1(a1;b1;c1), u2(a2;b2;c2). Khi đó:

Δ1Δ2u1u2=0a1a2+b1b2+c1c2=0

Ví dụ: Kiểm tra tính vuông góc của các cặp đường thẳng sau:

a) d: x23=y15=z31 và d’: {x=2+ty=7+tz=98t

b) d: x23=y15=z31 và d’ x+22=y71=z91

Giải:

a) d và d’ có vecto chỉ phương lần lượt là a=(3;5;1)a=(1;1;8).

Ta có a.a=3+58=0. Vậy d và d’ vuông góc với nhau.

b) d và d’ có vecto chỉ phương lần lượt là a=(3;5;1)a=(2;1;1).

Ta có a.a=6+5+10. Vậy và d’ không vuông góc với nhau.

3. Góc

Góc giữa hai đường thẳng

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho hai đường thẳng Δ1,Δ2 có vecto chỉ phương lần lượt là u1(a1;b1;c1), u2(a2;b2;c2). Khi đó, ta có:

cos(Δ1,Δ2)=|cos(u1,u2)|=|u1.u2||u1|.|u2|=|a1a2+b1b2+c1c2|a21+b21+c21.a22+b22+c22

Ví dụ: Tính góc giữa hai đường thẳng

d: x+21=y+42=z+12 và d’: {x=22ty=22tz=1+t.

Giải: d và d’ có vecto chỉ phương lần lượt là a=(1;2;2)a=(2;2;1).

Ta có cos(d,d)=|1.1+2.1+1.2|12+22+12.12+12+22=49.

Suy ra (d,d)63o36.

Góc giữa đường thẳng và mặt phẳng

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho đường thẳng Δ có vecto chỉ phương lần lượt là u(a1;b1;c1) và mặt phẳng (P) có vecto pháp tuyến n(a2;b2;c2). Gọi (Δ,(P)) là góc giữa đường thẳng Δ và mặt phẳng (P). Khi đó, ta có:

sin(Δ,(P))=|cos(u,n)|=|u.n||u|.|n|=|a1a2+b1b2+c1c2|a21+b21+c21.a22+b22+c22

Nếu đường thẳng có vecto chỉ phương cùng phương với vecto pháp tuyến của mặt phẳng thì đường thẳng vuông góc với mặt phẳng.

Ví dụ: Tính góc giữa đường thẳng d: x+22=y+42=z+11 và mặt phẳng (P): x+z+24=0.

Giải: Đường thẳng d có vecto chỉ phương a=(2;2;1). Mặt phẳng (P) có vecto pháp tuyến n=(1;0;1).

Ta có sin(d,(P))=|2.1+2.0+1.1|22+22+12.12+02+12=12.

Suy ra (d,(P))=45o.

Góc giữa hai mặt phẳng

Góc giữa hai mặt phẳng (P1),(P2) là góc giữa hai đường thẳng lần lượt vuông góc với hai mặt phẳng đó, kí hiệu là ((P1),(P2)).

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho hai mặt phẳng (P1),(P2) có vecto pháp tuyến lần lượt là n1(A1;B1;C1), n2(A2;B2;C2). Khi đó, ta có:

cos((P1),(P2))=|cos(n1,n2)|=|A1A2+B1B2+C1C2|A21+B21+C21.A22+B22+C22 

 Nếu hai mặt phẳng có hai vecto pháp tuyến vuông góc với nhau thì hai mặt phẳng vuông góc với nhau.

Ví dụ: Tính góc giữa hai mặt phẳng (P): x+y2z+9=0 và (P’): 3x5y+z+2024=0.

Giải: (P) và (P’) có vecto pháp tuyến lần lượt là n=(1;1;2), n=(3;5;1).

Ta có cos((P),(P))=|1.3+1.(5)+(2).1|12+12+(2)2.32+(5)2+12=4210.

Suy ra ((P),(P))73o59.


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Khái niệm về kỹ năng tư duy

Khái niệm về logic và các phép toán cơ bản. Quy tắc logic cơ bản và các hệ thống logic khác nhau. Ứng dụng của logic trong điện tử, truyền thông, khoa học máy tính và trí tuệ nhân tạo.

Khái niệm về khối gỗ

Khái niệm về tấm bìa giấy

Khái niệm về đồng hồ bấm giờ - định nghĩa và vai trò trong đời sống và công nghiệp. Sử dụng để đo và ghi lại thời gian, quản lý thời gian hàng ngày và sản xuất. Có các loại đồng hồ cơ, điện tử và kỹ thuật số. Cấu tạo bao gồm kim, mặt số, mạch điện tử, pin và nút bấm. Sử dụng để đo thời gian, tốc độ, lượng nước và điện tiêu thụ. Cách sử dụng bao gồm thiết lập thời gian, bấm giờ và đặt báo thức. Ứng dụng trong đời sống và công nghiệp để quản lý thời gian và đạt hiệu suất cao.

Khái niệm về lực phản kháng trong vật lý: định nghĩa và vai trò của nó trong mạch điện xoay chiều. Lực phản kháng là sự kháng cự của các phần tử trong mạch điện xoay chiều đối với dòng điện xoay chiều. Nó có vai trò quan trọng trong điều chỉnh dòng điện và điện áp, đảm bảo hiệu suất và ổn định của mạch.

Khái niệm về sự khó khăn

Khái niệm về hiện tượng hàng ngày

Khái niệm nâng vật nặng

Khái niệm về công cụ và thiết bị

Xem thêm...
×