Trò chuyện
Tắt thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Lợn Xanh lá
Đại Sảnh Kết Giao
Chat Tiếng Anh
Trao đổi học tập
Trò chuyện linh tinh
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Đề thi học kì 1 Toán 7 Cánh diều - Đề số 18

Phần trắc nghiệm (3 điểm) Chọn câu trả lời đúng trong mỗi câu sau:

I. Trắc nghiệm
Chọn câu trả lời đúng trong mỗi câu sau:
Câu 1 :

Hai góc đối đỉnh thì

  • A

    kề nhau.

  • B

    bù nhau.

  • C

    bằng nhau.

  • D

    kề bù.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất của hai góc đối đỉnh.

Lời giải chi tiết :

Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau.

Đáp án C

Câu 2 :

Số đối của 1516

  • A

    1516.

  • B

    1516.

  • C

    1615.

  • D

    1615.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Hai số đối nhau thì có tổng bằng 1.

Lời giải chi tiết :

Số đối của 151615161516+(1516)=0

Đáp án B

Câu 3 :

Nếu đường thẳng c cắt hai đường thẳng phân biệt a, b và trong các góc tạo thành có một cặp góc đồng vị bằng nhau thì

  • A

    a trùng với b.

  • B

    a cắt b.

  • C

    ab.

  • D

    a//b.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nếu đường thẳng c cắt hai đường thẳng a, b và trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng nhau hoặc một cặp góc đồng vị bằng nhau thì a và b song song với nhau.

Lời giải chi tiết :

Nếu góc tạo thành có một cặp góc đồng vị bằng nhau thì a // b.

Đáp án D

Câu 4 :

Căn bậc hai số học của 169 là:

  • A

    -13.

  • B

    13.

  • C

    13 và -13.

  • D

    169.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Áp dụng kiến thức về căn bậc hai của một số: x=a2 thì x=a.

Lời giải chi tiết :

Căn bậc hai số học của 169 là 169=13.

Đáp án B

Câu 5 :

Cho biết đại lượng y tỉ lệ thuận với x và khi x = 3 thì y = 9. Khi đó hệ số a của y đối với x là

  • A

    3.

  • B

    27.

  • C

    13.

  • D

    127.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Hệ số tỉ lệ a của y tỉ lệ thuận với x là: a=yx.

Lời giải chi tiết :

Hệ số a của y đối với x là: a=93=3.

Đáp án A

Câu 6 :

Chọn khẳng định đúng:

  • A

    3N.

  • B

    3Z.

  • C

    23Q.

  • D

    9N.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Kiểm tra xem các số có thuộc tập hợp số đó hay không.

N là tập hợp số tự nhiên khác 0.

N là tập hợp số tự nhiên.

Z là tập hợp số nguyên.

Q là tập hợp số hữu tỉ.

Lời giải chi tiết :

3 không phải là số tự nhiên nên 3N là khẳng định sai.

3 không phải là số nguyên nên 3Z là khẳng định sai.

23 là số hữu tỉ nên 23Q là khẳng định đúng.

9 không phải là số tự nhiên nên 9N là khẳng định sai.

Đáp án C

Câu 7 :

Cho ^xOy=70, tia Ot là tia phân giác của ^xOy. Khi đó, số đo ^xOt bằng

  • A

    140.

  • B

    70.

  • C

    40.

  • D

    35.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Tia phân giác của một góc là tia nằm trong góc và tạo với hai cạnh của góc đó hai góc bằng nhau.

Lời giải chi tiết :

Vì Ot là tia phân giác của ^xOy nên ^xOt=12.70=35.

Đáp án D

Câu 8 :

Nếu a2=b3b4=c5 thì a, b, c lần lượt tỉ lệ với các số:

  • A

    2; 3; 5.

  • B

    8; 12; 20.

  • C

    8; 12; 15.

  • D

    9; 12; 15.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đưa hai tỉ lệ thức về một dãy tỉ số bằng nhau.

Lời giải chi tiết :

Ta có: a2=b3 nên a8=b12

b4=c5 nên b12=c15

Suy ra a8=b12=c15.

Vậy a, b, c lần lượt tỉ lệ với các số 8; 12; 15.

Đáp án C

Câu 9 :

Trong các số sau đây, số nào là số vô tỉ?

  • A

    25.

  • B

    16.

  • C

    17.

  • D

    9.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Số vô tỉ là số viết được dưới dạng số thập phân vô hạn không tuần hoàn.

Lời giải chi tiết :

Số 17 là số vô tỉ, các số còn lại là số hữu tỉ vì: 25=5; 16=4; 9=3.

Đáp án C

Câu 10 :

Phát biểu nào sau đây không đúng về hình lập phương?

  • A

    Có 6 mặt, 8 đỉnh và 12 cạnh.

  • B

    Có 8 mặt, 6 đỉnh và 12 cạnh.

  • C

    Có 4 đường chéo.

  • D

    Có các cạnh đều bằng nhau.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào đặc điểm của hình lập phương.

Lời giải chi tiết :

Hình lập phương có:

6 mặt, 12 cạnh và 8 đỉnh nên A đúng, B sai.

4 đường chéo nên C đúng.

các cạnh đều bằng nhau nên D đúng.

Đáp án B

Câu 11 :

Cho |x|=4 thì giá trị của x là:

  • A

    4.

  • B

    -4.

  • C

    16.

  • D

    -4 hoặc 4.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nếu |x|=a thì x=a hoặc x=a

Lời giải chi tiết :

Với |x|=4 thì x=4 hoặc x=4.

Đáp án D

Câu 12 :

Bạn An làm một chiếc hộp để đựng quà sinh nhật bằng bìa cứng có dạng hình hộp chữ nhật với chiều dài 25cm, chiều rộng 20cm, chiều cao 10cm. Thể tích của chiếc hộp là

  • A

    5000cm3.

  • B

    900cm3.

  • C

    4500cm3.

  • D

    500cm3.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Thể tích của hình hộp chữ nhật là: V = chiều dài . chiều rộng . chiều cao.

Lời giải chi tiết :

Thể tích của chiếc hộp là: V=25.20.10=5000(cm3)

Đáp án A

II. Tự luận
Câu 1 :

Thực hiện phép tính:

a) 9+|12|

b) 179+(13)7:(13)59

c) (317+513)(1417813)

Phương pháp giải :

Áp dụng thứ tự thực hiện phép tính:

* Với các biểu thức chỉ có phép cộng và phép trừ hoặc chỉ có phép nhân và phép chia, ta thực hiện các phép tính từ trái sang phải.

* Với các biểu thức không có dấu ngoặc, ta thực hiện theo thứ tự:

Lũy thừa => Nhân và chia => Cộng và trừ

* Với các biểu thức có dấu ngoặc, ta thực hiện trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau. Trường hợp có nhiều dấu ngoặc, ta thực hiện theo thứ tự ( ) => [ ] => { }

Lời giải chi tiết :

a) 9+|12|=3+12=15

b) 179+(13)7:(13)59

=179+(13)759=179+199=29=7

c) (317+513)(1417813)

=317+5131417+813=(3171417)+(513+813)=1+1=0

Câu 2 :

Tìm x, biết:

a) 534+14:x=512

b) |x32|=712

Phương pháp giải :

Áp dụng quy tắc chuyển vế đổi dấu.

b) Đưa về dạng |A|=B, chia hai trường hợp: A = B hoặc A = -B.

Lời giải chi tiết :

a) 534+14:x=512

14:x=51253414:x=123414:x=14x=14:14x=1

Vậy x=1

b) |x32|=712

x32=712 hoặc x32=712

x=712+32 hoặc x=712+32

x=2512 hoặc x=1112

Vậy x{2512;1112}

Câu 3 :

Một trường THCS phân công ba lớp 7A1; 7A2; 7A3 chăm 54 cây xanh trong trường. Số cây mỗi lớp cần chăm sóc tỉ lệ thuận với số học sinh của lớp. Biết lớp 7A1 có 40 học sinh; lớp 7A2 có 32 học sinh; lớp 7A3 có 36 học sinh. Tính số cây mỗi lớp cần chăm sóc?

Phương pháp giải :

Gọi số cây ba lớp 7A1; 7A2; 7A3 chăm sóc lần lượt là x, y, z (cây) (x,y,zN)

Lập luận suy ra x + y + z = 54

Lập dãy tỉ số bằng nhau x40=y32=z36

Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau để tìm x, y, z.

Lời giải chi tiết :

Gọi số cây ba lớp 7A1; 7A2; 7A3 chăm sóc lần lượt là x, y, z (cây) (x,y,zN)

Vì ba lớp 7A1; 7A2; 7A3 chăm 54 cây xanh nên x + y + z = 54.

Vì số cây mỗi lớp cần chăm sóc tỉ lệ thuận với số học sinh của lớp nên ta có: x40=y32=z36.

Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau, ta có:

x40=y32=z36=x+y+z40+32+36=54108=0,5.

Suy ra x = 40.0,5 = 20; y = 32.0,5 = 16; z = 36.0,5 = 18

Vậy số cây ba lớp 7A1; 7A2; 7A3 chăm sóc lần lượt là 20; 16; 18 cây.

Câu 4 :

Bảng dữ liệu sau cho biết doanh thu trong 6 tháng cuối năm của một cửa hàng bán quần áo:

a) Em hãy vẽ biểu đồ đoạn thẳng biểu diễn dữ liệu trên.

b) Tháng nào cửa hàng có doanh thu cao nhất? Tháng nào cửa hàng có doanh thu thấp nhất?

Phương pháp giải :

a) Cách vẽ biểu đồ đoạn thẳng:

Bước 1: Vẽ hai trục ngang và dọc vuông góc với nhau

- Trục ngang: Ghi các mốc thời gian

- Trục dọc: Chọn khoảng chia thích hợp với số liệu và ghi số ở các vạch chia

Bước 2:

- Tại mỗi mốc thời gian trên trục ngang, đánh dấu một điểm cách điểm mốc thời gian theo chiều thẳng đứng một khoảng bằng số liệu tại mốc thời gian đó, tương ứng với khoảng chia trên trục dọc

- Vẽ các đoạn thẳng nối từng cặp điểm tương ứng với cặp mốc thời gian liên tiếp, ta được một đường gấp khúc biểu diễn sự thay đổi số liệu theo thời gian.

Bước 3: Hoàn thiện biểu đồ:

- Ghi tên biểu đồ

- Ghi chú các giá trị số liệu tại các đầu đoạn thẳng

- Ghi đơn vị trên 2 trục

b) Quan sát biểu đồ để xác định điểm biểu diễn tháng nào ở vị trí cao nhất, thấp nhất.

Lời giải chi tiết :

a) Biểu đồ đoạn thẳng:

b) Tháng 12 cửa hàng có doanh thu cao nhất (85 triệu đồng).

Tháng 8 cửa hàng có doanh thu thấp nhất (55 triệu đồng).

Câu 5 :

Nhân dịp cuối năm, cửa hàng A giảm giá 30% cho tất cả các sản phẩm.

a) Biết đôi giày bạn Nam mua ở cửa hàng A có giá niêm yết là 450 000 đồng. Hỏi bạn Nam phải trả bao nhiêu tiền cho đôi giày đó? (Bạn Nam không phải là khách hàng thân thiết).
b) Cửa hàng A có thêm chính sách khuyến mãi với khách hàng thân thiết được giảm thêm 5% trên giá đã giảm. Biết bạn Phúc là khách hàng thân thiết của cửa hàng A và bạn Phúc phải trả số tiền mua một cây vợt cầu lông là 399 000 đồng. Hỏi giá ban đầu của cây vợt đó là bao nhiêu?

Phương pháp giải :

a) Tính số tiền đôi giày được giảm.

Số tiền bạn Nam phải trả = giá đôi giày – số tiền giảm.

b) Tính giá tiền trước khi giảm 5% của khách hàng thân thiết.

Tính giá ban đầu của cây vợt.

Lời giải chi tiết :

a) Số tiền đôi giày được giảm là:

450 000 . 30% = 135 000 (đồng)

Số tiền bạn Nam phải trả cho đôi giày là:

450 000 – 135 000 = 315 000 (đồng)

b) Giá của cây vợt cầu lông trước khi được giảm giá thêm 5% là:

399 000 : (100% - 5%) = 420 000 (đồng)

Giá ban đầu của cây vợt bạn Phúc đã mua là:

420000 : (100% - 30%) = 600 000 (đồng)


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Hỗn hợp acid sulfurickali permanganat - Định nghĩa, vai trò và ứng dụng trong hóa học và công nghiệp - Tính chất vật lý và hóa học, cách tính tỷ lệ pha trộn và lưu ý an toàn khi sử dụng (150 ký tự).

Phân tích cấu trúc trong khoa học và kỹ thuật: phương pháp tinh thể và phân tử, ứng dụng trong xác định cấu trúc của phân tử và tinh thể, tìm hiểu tính chất và ứng dụng của vật liệu.

Khái niệm về hợp chất mới và phương pháp tạo ra, tính chất, ứng dụng của hợp chất mới trong đời sống và công nghiệp.

Polyacetylene: Definition, Structure, Properties, and Applications

Khái niệm về quá trình trùng hợp

Khái niệm về khối polymer và vai trò của nó trong hóa học. Cấu trúc và tính chất của khối polymer. Loại khối polymer tự nhiên và tổng hợp. Quá trình sản xuất và ứng dụng của khối polymer trong đời sống và công nghiệp.

Khái niệm về điều kiện ảnh hưởng và các yếu tố tác động: thời tiết, môi trường, sức khỏe, tâm trạng và cảm xúc. Ứng phó bằng kỹ năng lắng nghe, chấp nhận, tìm giải pháp, hỗ trợ bản thân và đánh giá lại cách ứng phó. Tác động đến cuộc sống, sự nghiệp, sức khỏe và quan hệ với người khác. Cách ứng phó bao gồm thay đổi cách suy nghĩ, tập trung vào điều kiện khả thi và tạo ra kế hoạch hành động.

Khái niệm về nồng độ chất xúc tác

Khái niệm về thời gian phản ứng và vai trò của nó trong quá trình phản ứng hóa học. Thời gian phản ứng ảnh hưởng đến tốc độ và cơ chế phản ứng và có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như nhiệt độ, áp suất, và chất xúc tác. Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian phản ứng bao gồm nhiệt độ, nồng độ chất xúc tác, tỷ lệ hỗn hợp phản ứng và diện tích bề mặt tác nhân. Công thức tính thời gian phản ứng dựa trên các yếu tố ảnh hưởng đã được giới thiệu. Ứng dụng của thời gian phản ứng trong sản xuất và kiểm soát chất lượng sản phẩm hóa học.

Khái niệm về tốc độ trùng hợp và vai trò của nó trong quá trình phản ứng hóa học. Tốc độ trùng hợp là tốc độ mà các phân tử tạo thành sản phẩm phản ứng được hình thành hoặc phá vỡ liên kết. Vai trò của tốc độ trùng hợp trong quá trình phản ứng hóa học là quan trọng, ảnh hưởng đến hiệu suất, thời gian và sự ổn định của sản phẩm.

Xem thêm...
×