Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Đề kiểm tra 15 phút


Đề kiểm tra 15 phút chương 5: Cảm ứng điện từ - Đề số 1

Đề kiểm tra 15 phút chương 5: Cảm ứng điện từ - Đề số 2 Đề kiểm tra 15 phút chương 5: Cảm ứng điện từ - Đề số 3 Đề kiểm tra 15 phút chương 5: Cảm ứng điện từ - Đề số 4 Đề kiểm tra 15 phút chương 6: Khúc xạ ánh sáng - Đề số 1 Đề kiểm tra 15 phút chương 6: Khúc xạ ánh sáng - Đề số 2 Đề kiểm tra 15 phút chương 6: Khúc xạ ánh sáng - Đề số 3 Đề kiểm tra 15 phút chương 6: Khúc xạ ánh sáng - Đề số 4 Đề kiểm tra 15 phút chương 7: Mắt - Các dụng cụ quang - Đề số 1 Đề kiểm tra 15 phút chương 7: Mắt - Các dụng cụ quang - Đề số 2 Đề kiểm tra 15 phút chương 7: Mắt - Các dụng cụ quang - Đề số 3 Đề kiểm tra 15 phút chương 7: Mắt - Các dụng cụ quang - Đề số 4 Đề kiểm tra 15 phút chương 4: Từ trường - Đề số 4 Đề kiểm tra 15 phút chương 4: Từ trường - Đề số 3 Đề kiểm tra 15 phút chương 4: Từ trường - Đề số 2 Đề kiểm tra 15 phút chương 4: Từ trường - Đề số 1 Đề kiểm tra 15 phút chương 3: Dòng điện trong các môi trường - Đề số 04 Đề kiểm tra 15 phút chương 3: Dòng điện trong các môi trường - Đề số 03 Đề kiểm tra 15 phút chương 3: Dòng điện trong các môi trường - Đề số 02 Đề kiểm tra 15 phút chương 3: Dòng điện trong các môi trường - Đề số 01 Đề kiểm tra 15 phút chương 2: Dòng điện không đổi - Đề số 04 Đề kiểm tra 15 phút chương 2: Dòng điện không đổi - Đề số 03 Đề kiểm tra 15 phút chương 2: Dòng điện không đổi - Đề số 02 Đề kiểm tra 15 phút chương 2: Dòng điện không đổi - Đề số 01 Đề kiểm tra 15 phút chương 1: Điện tích - Điện trường - Đề số 04 Đề kiểm tra 15 phút chương 1: Điện tích - Điện trường - Đề số 03 Đề kiểm tra 15 phút chương 1: Điện tích - Điện trường - Đề số 02 Đề kiểm tra 15 phút chương 1: Điện tích - Điện trường - Đề số 01

Đề kiểm tra 15 phút chương 5: Cảm ứng điện từ - Đề số 1

Câu 1 :

Một diện tích S đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B, góc giữa véctơ cảm ứng từ và véctơ pháp tuyến là α. Từ thông qua diện tích S được tính theo biểu thức:

  • A

    Φ=BSsinα

  • B

    Φ=BScosα

  • C

    Φ=BStanα

  • D

    Φ=BScotα

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Từ thông qua một diện tích S đặt trong từ trường đều: Φ=BScosα

Câu 2 :

Khung dây dẫn ABCD được đặt trong từ trường đều như hình vẽ

Coi rằng bên ngoài vùng MNPQ không có từ trường. Khung chuyển động dọc theo hai đường xx’, yy’. Trong khung sẽ xuất hiện dòng điện cảm ứng khi:

  • A

    Khung đang chuyển động ở ngoài vùng MNPQ

  • B

    Khung đang chuyển động ở trong vùng MNPQ

  • C

    Khung đang chuyển động ở ngoài vào trong vùng MNPQ

  • D

    Khung đang chuyển động đến gần vùng MNPQ

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ta có: Dòng điện xuất hiện khi có sự biến đổi từ thông qua mạch điện kín gọi là dòng điện cảm ứng

C- có sự biến thiên của từ thông qua khung =>Xuất hiện dòng điện cảm ứng

Câu 3 :

Năng lượng từ trường của ống dây được xác định bởi biểu thức:

  • A

    W=Li2

  • B

    W=Li22

  • C

    w=18π107B2

  • D

    w=18π107B2

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Năng lượng từ trường của ống dây được xác định bởi biểu thức: W=Li22

Câu 4 :

Dòng điện Fu-cô là:

  • A

    Dòng điện chạy trong khối vật dẫn

  • B

    Dòng điện cảm ứng sinh ra trong mạch kín khi từ thông qua mạch biến thiên

  • C

    Dòng điện cảm ứng sinh ra trong khối vật dẫn khi vật dẫn chuyển động trong từ trường.

  • D

    Dòng điện xuất hiện trong tấm kim loại khi nối tấm kim loại với hai cực của nguồn điện

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Dòng điện cảm ứng được sinh ra ở trong khối vật dẫn khi vật dẫn chuyển động trong từ trường hay được đặt trong từ trường biến đổi theo thời gian là dòng điện Fu-cô

Câu 5 :

Phát biểu nào sau đây không đúng ?

  • A

    Một khung dây dẫn hình chữ nhật, quay đều trong một từ trường đều quanh một trục đối xứng OO’ song song với các đường cảm ứng từ thì trong khung có xuất hiện dòng điện cảm ứng

  • B

    Một khung dây dẫn hình chữ nhật, quay đều trong một từ trường đều quanh một trục đối xứng OO’ song song với các đường cảm ứng từ thì trong khung không có dòng điện cảm ứng

  • C

    Một khung dây dẫn hình chữ nhật, quay đều trong một từ trường đều quanh một trục đối xứng OO’ vuông góc với các đường cảm ứng từ thì trong khung có xuất hiện dòng điện cảm ứng

  • D

    Một khung dây dẫn hình chữ nhật, quay đều trong một từ trường đều quanh một trục đối xứng OO’ hợp với các đường cảm ứng từ một góc nhọn thì trong khung có xuất hiện dòng điện cảm ứng

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ Sử dụng định nghĩa về dòng điện cảm ứng

+ Sử dụng công thức tính từ thông qua một diện tích S:

Lời giải chi tiết :

Ta có:

+ Dòng điện xuất hiện khi có sự biến đổi từ thông qua mạch điện kín gọi là dòng điện cảm ứng

+ từ thông qua một diện tích S:

A- sai vì khi khung quay quanh trục song song với các đường cảm ứng từ thì từ thông qua khung dây luôn bằng 0 => không có dòng điện cảm ứng

B, C, D - đúng

Câu 6 :

Đáp án nào sau đây là sai: Suất điện động tự cảm có giá trị lớn khi:

  • A

    Độ tự cảm của ống dây lớn

  • B

    Cường độ dòng điện qua ống dây lớn

  • C

    Dòng điện giảm nhanh

  • D

    Dòng điện tăng nhanh

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vận dụng biểu thức xác định suất điện động tự cảm: etc=LΔiΔt

Lời giải chi tiết :

Ta có: Suất điện động tự cảm: etc=LΔiΔt

=> Suất điện động tự cảm có giá trị lớn khi:

     + L - lớn:  Độ tự cảm của ống dây lớn

     + ∆i lớn: Độ tăng/ giảm cường độ dòng điện nhanh

=> A, C, D - đúng

B- sai

Câu 7 :

Một khung dây dẫn đặt vuông góc với một từ trường đều, cảm ứng từ B có độ lớn biến đổi theo thời gian. Biết cường độ dòng điện cảm ứng là IC = 0,5A, điện trở của khung là R=2Ω và diện tích của khung là S = 100cm2. Độ lớn suất điện động cảm ứng là :

  • A

    1 V

  • B

    0,5 V

  • C

    2V

  • D

    1,5 V

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vận dụng biểu thức định luật Ôm

Lời giải chi tiết :

Ta có: IC=|eC|R|eC|=ICR=0,5.2=1V

Câu 8 :

Một khung dây dẫn hình chữ nhật có diện tích 200cm2, ban đầu ở vị trí song song với các đường sức từ của một từ trường đều có độ lớn B = 0,01T. Khung quay đều trong thời gian Δt=0,04s  đến vị trí vuông góc với các đường sức từ. Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung là:

  • A

    5.10-3V

  • B

    0V

  • C

    -5.10-3V

  • D

    2,5.10-3V

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng biểu thức tính suất điện động cảm ứng: ec=ΔΦΔt

Lời giải chi tiết :

Ta có:

+ Lúc đầu: nBΦ1=0

+ Lúc sau: n//BΦ2=BS=0,01.200.104=2.104(Wb)

Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung: ec=ΔΦΔt=Φ2Φ1Δt=2.10400,04=5.103V

Câu 9 :

Chọn phương án sai về các cực của nam châm trong các trường hợp sau:

  • A

    A

  • B

    B

  • C

    C

  • D

    D

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+ Vận dụng định luật Lenxơ

+ Xác định chiều của cảm ứng từ cảm ứng BC

+ Vận dụng quy tắc nắm bàn tay phải, xác định chiều dòng điện cảm ứng

Lời giải chi tiết :

Định luật lenxơ về chiều dòng điện cảm ứng: Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường mà nó sinh ra có tác dụng chống lại nguyên nhân đã sinh ra nó.

C - sai, cực  của cam châm phải như sau:

Câu 10 :

Cho mạch điện như hình vẽ, nguồn có suất điện động E=1,5V, điện trở trong r=0,1Ω, thanh MN có chiều dài 1m có điện trở R=2,9Ω. Từ trường có phương thẳng đứng hướng xuống, vuông góc với mặt phẳng khung như hình vẽ. Biết B=0,1T

Ampe kế chỉ bao nhiêu khi MN đứng yên?

  • A

    0,6A

  • B

    0,1A

  • C

    0,5A

  • D

    0,4A

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Áp dụng định luật Ôm cho đoạn mạch: I=ER+r

Lời giải chi tiết :

Khi MN đứng yên, thì trong mạch không có dòng điện cảm ứng , nên số chỉ của ampe kế là:

I=ER+r=1,52,9+0,1=0,5A

Câu 11 :

Chọn phương án đúng về chiều dòng điện cảm ứng trong thanh MN:

  • A

    a- dòng điện cảm ứng có chiều từ N đến M, b- dòng điện cảm ứng có chiều từ N đến M

  • B

    a- dòng điện cảm ứng có chiều từ M đến N, b- dòng điện cảm ứng có chiều từ M đến N

  • C

    a- dòng điện cảm ứng có chiều từ M đến N, b- dòng điện cảm ứng có chiều từ N đến M

  • D

    a- dòng điện cảm ứng có chiều từ N đến M, b- dòng điện cảm ứng có chiều từ M đến N

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Quy tắc bàn tay phải:

Đặt bàn tay phải hứng các đường sức từ, ngón cái choãi ra 900 hướng theo chiều chuyển động của đoạn dây, khi đó đoạn dây dẫn đóng vai trò như một nguồn điện, chiều từ cổ tay đến bốn ngón tay chỉ chiều từ cực âm sang cực dương của nguồn điện đó

Ta suy ra:

- Hình a: cực âm là M, cực dương là N. Trong thanh MN, dòng điện cảm ứng có chiều từ M đến N

- Hình b: cực âm là N, cực dương là M. Trong thanh MN, dòng điện cảm ứng có chiều từ N đến M

Câu 12 :

Một ống dây dài được cuốn với mật độ 2000 vòng/mét. Ống dây có thể tích 500cm3. Ống dây được mắc vào một mạch điện. Sau khi đóng công tắc dòng điện trong ống dây biến đổi theo thời gian (đồ thị). Lúc đóng công tắc ứng với thời điểm t = 0. Suất điện động tự cảm trong ống dây sau khi đóng công tắc với thời điểm t = 0,05s có giá trị:

  • A

    0,05V

  • B

    0,25V

  • C

    0,5V

  • D

    1V

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+ Áp dụng biểu thức xác định độ tự cảm của ống dây: L=4π.107n2V

+ Vận dụng biểu thức xác định suất điện động cảm ứng: |etc|=L|Δi|Δt

Lời giải chi tiết :

Ta có:

+ Độ tự cảm của ống dây: L=4π.107n2V=4π.10720002.(500.106)=2,5.103

+Trong khoảng thời gian từ t = 0 đến t = 0,05s  cường độ dòng điện tăng từ 0A đến 5A

Suất điện động tự cảm trong ống dây trong khoảng thời gian này:

|etc|=L|Δi|Δt=2,5.103|50|0,05=0,25V


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Khái niệm về quá dòng trong điện học. Tầm quan trọng của quá dòng và các rủi ro liên quan. Cách đo và xác định quá dòng. Nguyên nhân và tác động của quá dòng đến hệ thống điện. Cách phòng và ngăn chặn quá dòng bằng việc sử dụng bảo vệ và thiết bị điều khiển.

Khái niệm về quá áp: định nghĩa và nguyên nhân dẫn đến quá áp. Cơ chế hoạt động và cách giảm thiểu quá áp. Biểu hiện của quá áp trên con người và thiết bị cơ khí. Ảnh hưởng của quá áp đến con người, thiết bị và môi trường. Phòng ngừa và xử lý quá áp bằng cách sử dụng van an toàn, kiểm tra và thay thế thiết bị hư hỏng.

Khái niệm về giới hạn dòng điện

Khái niệm về thiết bị hư hỏng: nguyên nhân, tác động và cách khắc phục | Loại hư hỏng và triệu chứng | Kỹ thuật kiểm tra và chẩn đoán hư hỏng | Phương pháp sửa chữa và bảo trì thiết bị hư hỏng.

Khái niệm về mạch tải - Định nghĩa và vai trò trong hệ thống điện | Các loại mạch tải - Mạch tải đơn, hai chiều, ba chiều và không đối xứng | Đặc tính của mạch tải - Điện trở, điện dung và điện áp | Tính toán mạch tải - Điện trở, điện dung và điện áp.

Khái niệm về mạch nguồn

Khái niệm về mạch đèn

Khái niệm về đèn và vai trò của nó trong đời sống và công nghiệp

Hạn chế dòng điện trong thiết bị và hệ thống điện - Tác động và phương pháp hạn chế.

Khái niệm về bảo vệ quá dòng

Xem thêm...
×