Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Bạch Tuộc Nâu
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Đề thi học kì 1 Toán 7 - Đề số 2 - Kết nối tri thức

I. TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước đáp án đó vào bài làm.

Cuộn nhanh đến câu

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm)

Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước đáp án đó vào bài làm.

Câu 1: Các số hữu tỉ 511;59;75;35;1813511;59;75;35;1813 được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là:

A. 511;59;1813;75;35.

B. 59;511;35;1813;75.                 

C. 511;59;35;1813;75.

D. 59;511;35;75;1813.

Câu 2: Kết quả của phép tính: 310510.510 là:

A. 35

B. 320

C. 310

D. 5.310

Câu 3: Kết quả của phép tính: 0,04+0,25+2,31 là:

A. 2,53

B. 2,96

C. 2,6

D. 3,01  

Câu 4: Cho x,y là hai số thực tùy ý. Khẳng định nào sau đây đúng?

A. |xy|=xy

B. |xy|=|x||y|                                          

C. |x+y|=|x|+|y|

D. |x+y|=|x||y| nếu x>0>y|x||y|            

Câu 5: Quan sát hình vẽ bên dưới:

 

Tính số đo góc xOz, biết 15xOz=14yOz.

A. xOz=400

B. xOz=500

C. xOz=300

D. xOz=600                                  

Câu 6: Tìm số đo của x trong hình vẽ dưới đây?

 

A. x=550

B. x=750

C. x=600

D. x=700

Câu 7: Cho hai tam giác ABCMNPABC=MNP,ACB=MPN. Cần thêm một điều kiện để tam giác ABC và tam giác MNP bằng nhau theo trường hợp góc – cạnh – góc là:

A. AC=MP

B. AB=MN

C. BC=NP

D. AC=MN  

Câu 8: Quan sát hình vẽ bên dưới, tính số đo góc ABH biết a//b.

 

A. ABH=1250

B. ABH=650

C. ABH=550

D. ABH=950

Câu 9: Điền cụm từ còn thiếu vào …: “Định lí …”

A. là một khẳng định được suy ra từ những khẳng định đúng đã biết. Mỗi định lí thường được phát biểu dưới dạng: Nếu … thì ….

B. là một câu nói được suy ra từ những khẳng định đúng đã biết. Mỗi định lí thường được phát biểu dưới dạng: Nếu … thì ….              

C. là một khẳng định được suy ra từ những khẳng định đúng đã biết. Mỗi định lí thường được phát biểu dưới dạng: Nếu … vậy….             

D. là một câu nói được suy ra từ những khẳng định đúng đã biết. Mỗi định lí thường được phát biểu dưới dạng: Nếu … vậy ….            

Câu 10: Biểu đồ đoạn thẳng trên cho biết nhiệt độ ở Hà Nội trong ngày 07/05/2021 tại một số thời điểm. Hãy cho biết thời điểm nào nhiệt độ thấp nhất, cao nhất?

 

A. Thời điểm nhiệt độ thấp nhất là 26 độ C; thời điểm nhiệt độ cao nhất là 32 độ C.   

B. Thời điểm nhiệt độ thấp nhất là 22 độ C; thời điểm nhiệt độ cao nhất là 32 độ C

C. Thời điểm nhiệt độ thấp nhất là 22 giờ; thời điểm nhiệt độ cao nhất là 13 giờ đến 16 giờ.         

D. Thời điểm nhiệt độ thấp nhất là 7 giờ; thời điểm nhiệt độ cao nhất là 13 giờ đến 16 giờ.           

 

Phần II. Tự luận (7 điểm):

Bài 1: (2,0 điểm)

Thực hiện phép tính:

a) 3,5.22159:253+115

b) 16.(32025)2+35

c) 113:(1,5.169103)

d) (8116+34):(34)2|274:32|

Bài 2: ( 2 điểm) Tìm x, biết:

a) 13:x=223:(0,3)

b) 32x2.35=35

c) 2x1,69=1,21

d) |x+13|.(x2+1)=0

Bài 3: (1 điểm) Cho góc vuông uOv và tia Oy đi qua một điểm trong của góc đó. Vẽ tia Ox sao cho Ou là tia phân giác của góc xOy. Vẽ tia Oz sao cho Ov là tia phân giác của góc yOz. Chứng minh rằng hai góc xOyyOz là hai góc kề bù.

Bài 4: (1,5 điểm) Cho tam giác ABC cân tại đỉnh A. Gọi M là trung điểm của BC. Trên cạnh ABAC lấy các điểm P,Q sao cho MP,MQ lần lượt vuông góc với AB,AC.

a) Chứng minh rằng: MP=MQAP=AQ.

b) Đường thẳng PQ có vuông góc với AM không? Vì sao?

 

Bài 5 (0,5 điểm): Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức: A=x2+81+2030.


Lời giải

Phần I: Trắc nghiệm

 

1.B

2.C

3.D

4.D

5.B

6.D

7.C

8.C

9.A

10.A

 

Câu 1

Phương pháp:

Quy đồng các phân số cùng mẫu dương để so sánh.

Cách giải:

*Ta có: 11<9, do đó, 511<59 suy ra 511>59

*Ta có: 75=9165;35=3965;1813=9065

39<90<91 nên 3965<9065<9165 hay 35<1813<75

Thứ tự tăng dần của các số hữu tỉ là: 59;511;35;1813;75.

Chọn B.

Câu 2

Phương pháp:

Vận dụng công thức tính lũy thừa của một thường bằng thương các lũy thừa: (xy)n=xnyn(y0)

Cách giải:

(35)10:510=310510.510=310

Chọn C.

Câu 3

Phương pháp:

Thực hiện tính căn bậc hai.

Cách giải:

0,04+0,25+2,31=0,2+0,5+2,31=0,7+2,31=3,01

Chọn D.

Câu 4

Phương pháp:

Vận dụng kiến thức về dấu giá trị tuyệt đối của một số.

Cách giải:

+ Đáp án A sai, khi x<y

+ Đáp án B sai, lấy ví dụ khi x=0;y0

+ Đáp án C sai, lấy ví dụ khi x=y0

+ Đáp án D đúng, theo quy tắc cộng hai số trái dấu.

Chọn D.

Câu 5

Phương pháp:

Từ giả thiết của bài toán: 15xOz=14yOz, tìm được yOz theo xOz

Vì hai góc xOzyOz là hai góc kề nhau nên xOy=xOz+yOz

Từ đó tính được xOz

Cách giải:

Ta có: 15xOz=14yOz suy ra yOz=45xOz

Vì hai góc xOzyOz là hai góc kề nhau nên xOy=xOz+yOz=900

xOz+45xOz=900(1+45).xOz=90095.xOz=900xOz=900:95=900.59xOz=500

Vậy xOz=500

Chọn B.

Câu 6

Phương pháp:

Vận dụng tính chất của tam giác cân: Tam giác cân có hai góc ở đáy bằng nhau.

Áp dụng định lý tổng ba góc trong tam giác: Tổng số đo ba góc trong một tam giác bằng 1800.

Cách giải:

Tam giác ABC có: AB=AC nên ABC là tam giác cân

Suy ra B=C=550 (tính chất của tam giác cân)

Xét tam giác ABC có: A+B+C=1800 (định lý tổng ba góc trong một tam giác)

A+550+550=1800x+1100=1800x=18001100x=700

Vậy x=700

Chọn D.

Câu 7

Phương pháp:

Vận dụng định lý (trường hợp bằng nhau góc – cạnh – góc (g.c.g)): Nếu một cạnh và hai góc kề của tam giác này bằng một cạnh và hai góc kề của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.

Cách giải:

Để ΔABC=ΔMNP(g.c.g) thì cần thêm điều kiện BC=NP.

Chọn C.

Câu 8

Phương pháp:

Vận dụng tính chất của hai đường thẳng song song: Hai đường thẳng song song thì hai góc ở vị trí so le trong bằng nhau.

Cách giải:

Ta có: a//b (giả thiết) nên BAb=ABH=550 (hai góc so le trong)

Vậy ABH=550

Chọn C.

Câu 9

Phương pháp:

Định lí là một khẳng định được suy ra từ những khẳng định đúng đã biết. Mỗi định lí thường được phát biểu dưới dạng: Nếu … thì ….

Cách giải:

Định lí là một khẳng định được suy ra từ những khẳng định đúng đã biết. Mỗi định lí thường được phát biểu dưới dạng: Nếu … thì ….

Chọn A.

Câu 10

Phương pháp:

Phân tích dữ liệu biểu đồ đoạn thẳng.

Cách giải:

Từ biểu đồ đoạn thẳng, ta thấy: Thời điểm nhiệt độ thấp nhất là 7 giờ; thời điểm nhiệt độ cao nhất là 13 giờ đến 16 giờ.

Chọn A.

 

Phần II. Tự luận:

Bài 1

Phương pháp:

a) Thực hiện phép cộng, trừ, nhân, chia với các số hữu tỉ.

b) Tính lũy thừa của một số hữu tỉ: (ab)n=anbn(b0;nZ)

Thực hiện phép cộng, trừ, nhân với các số hữu tỉ.

c) Tính căn bậc hai số học.

Thực hiện phép trừ, chia với các số hữu tỉ.

d) Tính căn bậc hai số học, tính lũy thừa của một số hữu tỉ: (ab)n=anbn(b0;nZ), tính giá trị tuyệt đối của một số.

Cách giải:

a) 3,5.22159:253+115

=72.22159.325+115=13115+115=13+(115+115)=13+0=13

b) 16.(32025)2+35

=16.(320820)2+35=16.(520)2+35=16.(14)2+35=16.(1)242+35=16.116+35=1+35=55+35=85

c) 113:(1,5.169103)

=113:(32.43103)=113:(63103)=113:43=113.34=114

d) (8116+34):(34)2|274:32|

=(94+34):(3)242|274.132|=64:916|274.19|=64.169|34|=83[(34)]=8334=3212912=2312

Bài 2

Phương pháp:

a) Thực hiện phép nhân, chia các số hữu tỉ tìm x.

b) Giải af(x)=ag(x)f(x)=g(x)

c) Tính căn bậc hai số học, vận dụng quy tắc chuyển vế tìm x.

d) Giải A(x).B(x)=0

Trường hợp 1: Giải A(x)=0

Trường hợp 2: Giải B(x)=0

|A(x)|=0 suy ra A(x)=0

Cách giải:

a) 13:x=223:(0,3)

13:x=83:31013:x=83.10313:x=809x=13:809=13.980x=380

Vậy x=380

b) 32x2.35=35

32x=35+2.3532x=(1+2).3532x=3.35=31.3532x=31+532x=362x=6x=6:2x=3

Vậy x=3

c) 2x1,69=1,21

2x1,3=1,12x=1,1+1,32x=2,4x=2,4:2x=1,2

Vậy x=1,2

d) |x+13|.(x2+1)=0

Trường hợp 1:

|x+13|=0x+13=0x=13

Trường hợp 2: x2+1=0

x20 với mọi x nên x2+11>0 với mọi x

Do đó, không có x thỏa mãn x2+1=0

Vậy x=13

Bài 3

Phương pháp:

Vận dụng tính chất tia phân giác của một góc

Dấu hiệu nhận biết hai góc kề bù

Cách giải:

 

Ou là tia phân giác của xOy nên xOy=2uOy (tính chất tia phân giác của một góc)

Ov là tia phân giác của yOz nên yOz=2yOv (tính chất tia phân giác của một góc)

Ta có: xOy+yOz=2uOy+2yOv

                                   =2.(uOy+yOv)=2.uOv=2.900=1800

Do đó, hai góc xOyyOz là hai góc kề bù.

Bài 4

Phương pháp:

a) Xét ΔMPBΔMQC, chứng minh hai tam giác bằng nhau từ đó suy ra các cặp cạnh bằng nhau.

b)  Vận dụng tính chất đường trung trực của đoạn thẳng.

Cách giải:

 

a) Vì tam giác ABC cân tại A (giả thiết) nên ABC=ACB (tính chất của tam giác cân) suy ra PBM=QCM

M là trung điểm của BC nên BM=MC (tính chất trung điểm của đoạn thẳng)

MP,MQ lần lượt vuông góc với AB,AC nên ta có: BPM=APM=900;CQM=AQM=900

*Xét ΔMPBΔMQC có:

            BPM=CQM=900 (chứng minh trên)

            BM=MC (chứng minh trên)

            PBM=QCM (chứng minh trên)

Suy ra ΔMPB=ΔMQC (cạnh huyền – góc nhọn)

MP=MQ (hai cạnh tương ứng)

BP=QC (hai cạnh tương ứng)

Ta có:

P nằm giữa AB nên AB=AP+BPAP=ABBP

Q nằm giữa AC nên AC=AQ+QCAQ=ACQC

AB=AC (do tam giác ABC cân tại A); BP=QC (chứng minh trên)

Do đó, AP=AQ (điều phải chứng minh)

b) Ta có: AP=AQ;MP=MQ nên A,Mcùng cách đều hai điểm P,Q nên AM là đường trung trực của đoạn thẳng PQ.

Do đó, AM vuông góc với PQ.

Bài 5

Phương pháp:

Vận dụng kiến thức lũy thừa của một số và căn bậc hai số học của một số.

Cách giải:

Ta có: x20 với mọi số thực x nên x2+8181 với mọi số thực x.

Suy ra x2+8181=9 với mọi số thực x.

Do đó, x2+819 với mọi số thực x.

Suy ra A=x2+81+20309+2030 hay A2021 với mọi số thực x.

Vậy giá trị lớn nhất của A2021.

Dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi x2=0x=0.


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Giới thiệu về khí đốt từ quặng dầu và ứng dụng trong ngành công nghiệp

Loại khí Metan và tầm quan trọng trong các ngành công nghiệp

Tính năng lượng cao và ứng dụng trong cuộc sống.

Thành phần riêng lẻ và tầm quan trọng trong các hệ thống và mô hình

Cấu trúc phân tử etan và ứng dụng trong đời sống

Tổng quan về Propan - tính chất vật lý, hóa học và ứng dụng của Propan, cách sản xuất và tác hại của Propan đối với sức khỏe con người và môi trường".

Khái niệm về butan - Mô tả cấu trúc hóa học và tính chất của butan, cùng các phương pháp tổng hợp và sản xuất butan trong công nghiệp hóa chất. Ngoài ra, đề cập đến các ứng dụng của butan trong cuộc sống và các tính chất vật lý, hóa học của nó. Cuối cùng, nêu rõ tác dụng của butan với khí ozone và ảnh hưởng của nó đến môi trường.

Giới thiệu chất xúc tác và các định nghĩa, tính chất của chúng trong phản ứng hóa học và ứng dụng trong sản xuất công nghiệp

Phản ứng khí đốt và hơi nước trong ngành công nghiệp | Tính chất và ứng dụng của khí đốt và hơi nước

Khái niệm về hiệu suất sản xuất và các giải pháp tăng cường hiệu suất sản xuất trong quản lý sản xuất | Phương pháp đo lường hiệu suất sản xuất | Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất sản xuất và cách đánh giá ảnh hưởng của chúng.

Xem thêm...
×