Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Gấu Tím
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Đề thi học kì 1 Toán 7 - Đề số 13 - Kết nối tri thức

I. TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước đáp án đó vào bài làm.

I. Trắc nghiệm
Câu 1 :

Căn bậc hai số học của 36 là:

  • A
    6.
  • B
    6.    
  • C
    – 6.
  • D
    6.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng kiến thức về căn bậc hai số học: Căn bậc hai số học của số a không âm là số x không âm sao cho x2=a.

Lời giải chi tiết :

Căn bậc hai số học của 36 là 36=6.

Câu 2 :

Khẳng định nào sau đây đúng?

  • A
    1,(3)R.
  • B
    3,5I.
  • C
    πR.
  • D
    11I.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

R là tập hợp các số thực.

I là tập hợp các số vô tỉ.

Lời giải chi tiết :

1,(3) là số thực nên A sai.

3,5=3510=72 là số hữu tỉ nên không phải là số vô tỉ, do đó 3,5I nên B sai.

π=3,14... là số thực, πR nên C đúng.

11 là số vô tỉ nên D sai.

Câu 3 :

Cho |x| = 9 thì giá trị của x là:

  • A
    x = 9 hoặc x = –9.
  • B
    x = 3.
  • C
    x = 3  hoặc x = – 3.
  • D
    x = –9.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về dấu giá trị tuyệt đối.

Lời giải chi tiết :

Ta có: |x|=9 thì x = 9 hoặc x = –9.

Câu 4 :

Cho đoạn thẳng AB có độ dài 6cm, đường trung trực của đoạn thẳng AB cắt AB tại I, kết luận nào sau đây là đúng?

  • A
    IA=IB=6cm.
  • B
    IA=IB=2cm.
  • C
    IA=IB=3cm.
  • D
    IA=12IB.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất của đường trung trực của đoạn thẳng.

Lời giải chi tiết :

Đường trung trực của đoạn thẳng ABcắt AB tại I nên I là trung điểm của AB

Suy ra: IA=IB=AB2=62=3cm

Câu 5 :

Cho hình vẽ sau có ^CBA=50. Số đo ˆD bằng

  • A
    40.
  • B
    45.
  • C
    32,5.   
  • D
    35.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Dựa vào tính chất của tam giác cân

- Tính chất tổng 3 góc của tam giác bằng 1800.

- Tính chất hai góc kề bù.

Lời giải chi tiết :

Xét tam giác ABC có AB = BC nên tam giác ABC cân tại B.

^BAC=^BCA

^CBA=50 nên ^BAC=^BCA=18005002=650.

^BAC+^BAD=1800^BAD=1800650=1150.

Xét tam giác ABD có AB = AD nên tam giác ABD cân tại A ^ABD=^ADB=180011502=32,50.

Câu 6 :

Hãy điền vào chỗ “….” để được khẳng định đúng: Qua một điểm M nằm ngoài đường thẳng a …............. đường thẳng song song với đường thẳng a.

  • A
    chỉ có một.
  • B
    có vô số.
  • C
    không có.
  • D
    có hai.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về các đường thẳng song song.

Lời giải chi tiết :

Qua một điểm M nằm ngoài đường thẳng a chỉ có một đường thẳng song song với đường thẳng a.

Câu 7 :

Cho góc nhọn ^xOycó tia phân giác Ot, trên tia Ot lấy điểm H, từ H kẻ đường vuông góc với tia Ox tại A, đường vuông góc với tia Oy tại B. Nhận xét nào sau đây sai

  • A
    ^AOH=^BOH.
  • B
    ΔOHA=ΔOBH.
  • C
    HA=HB.
  • D
    ΔHAO=ΔHBO.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất đường phân giác và các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông.

Lời giải chi tiết :

Ot là tia phân giác của góc nhọn ^xOy nên ^AOH=^BOH, do vậy A đúng

ΔHAO=ΔHBO(cạnh huyền – góc nhọn) nên D đúng. Đồng thời suy ra HA=HB nên C cũng đúng.

Chỉ có B sai.

Câu 8 :

Biểu đồ hình quạt tròn ở hình bên biểu diễn kết quả thống kê (tính theo tỉ số phần trăm) chọn môn thể thao ưa thích nhất trong bốn môn: Bóng đá, Cầu lông, Bóng bàn, Bóng chuyền của học sinh khối 7 ở trường A. Mỗi học sinh chỉ được chọn một môn thể thao khi được hỏi ý kiến. Hỏi số học sinh chọn môn Bóng đá và Cầu lông.

  • A
    40%.
  • B
    65%.
  • C
    55%.
  • D
    45%.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Quan sát biểu đồ để xác định số phần trăm học sinh chọn môn Bóng đá và Cầu lông.

Lời giải chi tiết :

Số học sinh chọn môn Bóng đá chiếm 40%, số học sinh chọn môn Cầu lông chiếm 25% nên tổng số học sinh chọn môn Bóng đá và Cầu lông chiếm: 40% + 25% = 65% tổng số học sinh.

Câu 9 :

Trong các số sau, số nào biểu diễn số thập phân vô hạn tuần hoàn?

  • A
    110.
  • B
    25.
  • C
    76.
  • D
    13.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Các phân số tối giản với mẫu số dương mà mẫu có ước nguyên tố khác 2 và 5 đều viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn.

Lời giải chi tiết :

11025 có mẫu chỉ có ước nguyên tố là 2 và 5 nên không biểu diễn số thập phân vô hạn tuần hoàn.

76 mẫu số có ước là 2 và 3 nên biểu diễn số thập phân vô hạn tuần hoàn.

13 không viết được dưới dạng phân số nên không phải số thập phân vô hạn tuần hoàn.

Câu 10 :

Quan sát hình vẽ bên dưới, tia phân giác của góc xOy là:

  • A
    Ox.
  • B
    Oy.    
  • C
    Ot.
  • D
    không có.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất tia phân giác của một góc: Ot là tia phân giác của ^xOy nên ^xOt=^tOy=12^xOy.

Lời giải chi tiết :

^xOt=^tOy và Ot nằm trong góc xOy nên Ot là tia phân giác của góc xOy.

Câu 11 :

Cho hình vẽ bên, biết a // b. Số đo  là bao nhiêu?      

  • A
    600.
  • B
    650.    
  • C
    1150.
  • D
    1000.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất của hai đường thẳng song song: Hai đường thẳng song song với nhau thì hai góc so le trong bằng nhau.

Lời giải chi tiết :

Vì a // b nên ^N1=^NMa=650 (2 góc so le trong).

Câu 12 :

Hình vẽ nào sau đây không có hai đường thẳng song song?

  • A
    Hình 1.
  • B
    Hình 2.    
  • C
    Hình 3.
  • D
    Hình 4.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song.

Lời giải chi tiết :

Hình 1 có hai góc so le trong bằng nhau (= 450) nên hình 1 có hai đường thẳng song song.

Hình 2 hai góc so le trong không bằng nhau nên hình 2 không có hai đường thẳng song song.

Hình 3 có hai góc đồng vị bằng nhau (= 600) nên hình 3 có hai đường thẳng song song.

Hình 4 có hai góc đồng vị bằng nhau (= 900) nên hình 4 có hai đường thẳng song song.

II. Tự luận
Câu 1 :

a) Tính: 7101519+710419.

b) Tìm x, biết: 0,8(x+35)=12.

Phương pháp giải :

a) Nhóm nhân tử chung để tính.

b) Sử dụng quy tắc chuyển vế để tìm x.

Lời giải chi tiết :

a) 7101519+710419

=710(1519+419)=710.1=710

b) 0,8(x+35)=12

45(x+35)=12x+35=4512x+35=310x=31035x=310

Vậy x=310.

Câu 2 :

Viết giả thiết, kết luận của định lí: “Nếu hai đường thẳng a và b phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng c thì a và b song song với nhau”.

Phương pháp giải :

Khi giả thiết được phát biểu dưới dạng: “Nếu … thì”, phần giữa từ “nếu” và từ “thì” là giả thiết của định lí, phần sau từ “thì” là kết luận của định lí.

Lời giải chi tiết :

- Giả thiết: hai đường thẳng a và b phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng c

- Kết luận: a và b song song với nhau.

Câu 3 :

Tính các căn bậc hai số học của các số sau (kết quả làm tròn đến hàng phần trăm)

a) 31

b) 123

c) 2005

Phương pháp giải :

Sử dụng kiến thức về căn bậc hai số học: Căn bậc hai số học của số a không âm là số x không âm sao cho x2=a.

Lời giải chi tiết :

a) 31=5,567764363...5,57.

b) 123=11,09053651...11,09.

c) 2005=447,2135955...447,21.

Câu 4 :

Quan sát hình vẽ sau.

Giải thích vì sao BC song song với EF?

Phương pháp giải :

Dựa vào dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song.

Lời giải chi tiết :

Ta có :  ^AEF=^ABC=480 Mà hai góc này ở vị trí đồng vị BC // EF.

Câu 5 :

Cho ΔABCvuông ở C, có ˆA=60o, tia phân giác của góc BAC cắt BCE, kẻ EK vuông góc với AB (K thuộc AB), kẻ BD vuông góc với AE (D thuộc AE)

Chứng minh:

a) AK=KB;

b) AD=BC

Phương pháp giải :

Sử dụng tính chất tam giác cân và dấu hiệu nhận biết hai tam giác bằng nhau suy ra các cạnh tương ứng bằng nhau.

Lời giải chi tiết :

a) Ta có:

^EAB=12^.BAC=12.60o=30o(AE là phân giác của góc BAC)

^ABC=90o^BAC=90o60o=30o(Vì ΔABC vuông tại C)

Suy ra ^EAB=^ABC

ΔEAB cân tại E

Vậy EA=EB

* Xét ΔEAKΔEBKcó:

^EKA=^EKB=90o

EA=EB (chứng minh trên)

^EAB=^ABC=30o

Suy ra ΔEAK=ΔEBK(cạnh huyền – góc nhọn)

Vậy KA=KB(2 cạnh tương ứng)

b) Xét ΔCABΔDBAcó:

^ACB=^BDA=90o

AB chung

^ABC=^BAD=30o

Suy ra ΔCAB=ΔDBA(cạnh huyền – góc nhọn)

VậyBC=AD (2 cạnh tương ứng)

Câu 6 :

Số học sinh yêu thích các môn thể thao: đá bóng, đá cầu, cầu lông, bơi và môn thể thao khác của một trường THCS được biểu diễn qua biểu đồ hình quạt tròn dưới đây. Tính số phần trăm học sinh yêu thích môn thể thao khác?

Phương pháp giải :

Vì tổng số phần trăm học sinh là 100% nên số phần trăm học sinh yêu thích môn thể thao khác bằng 100% - số phần trăm học sinh thích các môn thể thao còn lại (đá bóng, đá cầu, cầu lông, bơi).

Lời giải chi tiết :

Số phần trăm học sinh yêu thích các môn thể thao khác là:

100% – (20% + 15% + 30% + 25%) = 10% (số học sinh trường)

Câu 7 :

Tính đến ngày 01/04/2019 Việt Nam là quốc gia đông dân thứ ba trong khu vực Đông Nam Á. Tổng số dân của Việt Nam là 96 208 984 người, trong đó dân số nam là 47 881 061 người và dân số nữ là 48 327 923 người. Hãy làm tròn các số liệu về dân số nam và dân số nữ nêu trên đến hàng nghìn.

Phương pháp giải :

Sử dụng cách làm tròn số.

Lời giải chi tiết :

- Dân số nam: 47 881 061 47  881 000 người.

- Dân số nữ: 48 327 923   48 328 000 người.

Câu 8 :

Kết quả tìm hiểu về mức độ yêu thích đối với việc đọc sách trong thư viện của các bạn nam lớp 7C tại một trường Trung học cơ sở được cho bởi bảng thống kê sau:

a) Hãy phân loại các dữ liệu trong bảng thống kê trên dựa vào tiêu chí định tính và định lượng.

b) Biết lớp 7C có 50 học sinh. Hỏi dữ liệu trên có đại diện được cho mức độ yêu thích đối với việc đọc sách trong thư viện của các bạn học sinh lớp 7C hay không? Vì sao?

Phương pháp giải :

a) Dữ liệu định tính là dữ liệu không phải là số.

Dữ liệu định lượng là dữ liệu số.

b) Nếu tổng số bạn nam tham gia khảo sát bằng số học sinh lớp 7C thì dữ liệu trên đại diện được mức độ yêu thích đối với việc đọc sách trong thư viện của các bạn học sinh lớp 7C.

Lời giải chi tiết :

a)

- Dữ liệu định tính là: sở thích (không thích, thích, rất thích, không quan tâm)

- Dữ liệu định lượng là: số bạn nam (5; 7; 6; 4)

b) Số bạn nam tham gia khảo sát là: 5 + 7 + 6 + 4 = 22 (học sinh). Vì số học sinh lớp 7C là 50 học sinh nên dữ liệu trên chưa có đại diện được cho mức độ yêu thích đối với việc đọc sách trong thư viện của các bạn học sinh lớp 7C vì đối tượng khảo sát còn thiếu các bạn nữ.

Câu 9 :

Một người luyện tập chạy bộ từ nhà đến một công viên ở cách đó 874,8 m đường bộ với tốc độ là 97,2 (m/phút). Khi đến công viên, người này đã ở đây trong 10 phút để chơi cầu lông cùng nhóm bạn. Sau đó người này đã chạy bộ theo đường cũ từ công viên về nhà và dừng lại tại một quán cà phê cách nhà 360 m đường bộ. Biết rằng tổng thời gian từ lúc bắt đầu chạy bộ từ nhà cho đến khi dừng ở quán cà phê là 34,6 phút và quán này nằm trên đoạn đường từ nhà đến công viên. Hỏi khi chạy bộ từ công viên đến quán cà phê, tốc độ của người đó là bao nhiêu? (đơn vị đo là m/phút)

Phương pháp giải :

- Tính thời gian người đó chạy bộ từ nhà đến công viên.

- Thời gian chạy bộ từ công viên đến quán cà phê.

- Tính tốc độ của người đó từ công viên đến quán cà phê.

Lời giải chi tiết :

Thời gian người đó chạy từ nhà đến công viên là: 874,8: 97,2 = 9 (phút)

Thời gian người đó chạy từ công viên đến quán cà phê là: 34,6 – (9 + 10) = 15,6 (phút)

Quãng đường người đó chạy bộ từ công viên đến quán cà phê là: 874,8 – 360 = 514,8 (m)

Tốc độ chạy bộ của người đó từ công viên đến quán cà phê là: 514,8 : 15,6 = 33 (m/phút)


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Khái niệm về phòng cháy chữa cháy và các loại đám cháy. Các biện pháp phòng cháy chữa cháy và thiết bị phòng cháy chữa cháy cơ bản. Hướng dẫn cách thực hiện phương án phòng cháy chữa cháy.

Khái niệm về chất cháy rắn

Khái niệm về loại chất cháy

Khái niệm về xốp - Định nghĩa và tính chất cơ bản. Ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp. Tính nhẹ, cách âm và cách nhiệt tốt. Cấu trúc tế bào và các loại xốp. Quá trình sản xuất và ứng dụng trong xây dựng, giao thông, đóng gói và bảo vệ môi trường.

Khái niệm về bông, định nghĩa và các loại bông. Bông là một chất liệu tự nhiên từ cây bông, được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày. Nó có vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp dệt may, y tế, sản xuất giấy, đồ chơi và chăm sóc cá nhân. Bông có nhiều loại như bông tự nhiên, bông hữu cơ, bông tổ ong và bông nhân tạo.

Khái niệm về thùng carton

Khái niệm về mùn cưa và các ứng dụng của nó.

Khái niệm về xử lý chất cháy

Khái niệm về bình cứu hỏa - Định nghĩa và vai trò của nó trong phòng cháy chữa cháy - Các loại bình cứu hỏa và vai trò của chúng - Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bình cứu hỏa - Cách sử dụng bình cứu hỏa đúng cách và an toàn

Khái niệm về bình chữa cháy

Xem thêm...
×